Dân trí và mạng xã hội

Tuần qua, dư luận xôn xao bàn tán trước phát biểu của đại biểu Quốc hội Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam: “Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện”.

Nói dân trí thấp cũng có phần đúng

Trong số các ý kiến bàn về phát ngôn của nghị Huệ trên mạng xã hội, tôi chú ý đến status của người phụ trách truyền thông của một cơ quan ngoại giao ở Hà Nội: “Nghị Huệ nói dân ta dân trí thấp thì cũng có phần đúng. Vấn đề không phải là mỗi người có bằng cấp gì mà vấn đề là ở chỗ nhiều người trong xã hội tuy có bằng cấp nọ kia nhưng khi nghe một người nào đó phán dân ta dân trí thấp thì chỉ phẩy tay tự nhủ: “Chắc là ông ta loại trừ mình ra, chỉ nói về bà con nông dân hay người dân tộc thôi…””, và như vậy dân trí thấp là ở chính chỗ đó.

Chắc chắn là đại đa số các quốc gia đều có dân số có dân trí trung bình hoặc thấp đông hơn số người dân trí cao. Nhưng ở cái đất nước mà những người được cho là, hoặc tự nhận là dân trí cao lại bàng quan đứng ngoài các hoạt động chính trị, xã hội thì mong mỏi sự thay đổi chỉ là điều vô vọng. Nhờ thế mà một số người càng được thể gọi phần còn lại của đất nước là dân trí thấp”.

Ý kiến này nghe có phần mỉa mai và chua chát nhưng đó là sự thật không thể phủ nhận trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Khi lòng tin đã vơi...

Nói nào ngay, dân trí của một quốc gia hiển hiện ngay trên mạng xã hội. Theo thống kê mới nhất tại hội thảo “Tương tác giữa báo chí và mạng xã hội” diễn ra vào giữa tháng 5-2015, Việt Nam đang có khoảng 20 triệu người dùng Facebook, tương đương 1/3 dân số và 74,1% lượng người sử dụng Internet. Vậy thì thử hỏi chủ đề yêu thích nhất của các status mà số đông người Việt post trên mạng xã hội mỗi ngày là gì nếu không là chuyện khoe ảnh selfie, ảnh chụp món ngon, thắng cảnh, tiện nghi nhà hàng - khách sạn, công nghệ mới, chuyện tình cảm, khoe con… Trong news feed của bạn và tôi, hạn hữu mới thấy vài status đụng chạm đến những vấn đề quốc kế dân sinh.

Trong cuộc thăm dò bỏ túi do người viết thực hiện, khi được hỏi lý do vì sao né tránh bàn luận các vấn đề thời sự trên mạng xã hội, phần lớn facebooker là trí thức đáp là họ ít kỳ vọng vào sự thay đổi. Quả thực, tuy không phải là người bi quan nhưng nhìn vào thực tại trên mặt báo, mấy ai trong chúng ta cảm thấy an lòng khi mỗi ngày đều đọc được một loạt tin bài bi quan kiểu như “Hai kiểm lâm bị điều tra nhận hối lộ trong vụ phá rừng lớn nhất Đà Nẵng”, “Dân mắc nợ vì nghe theo huyện vay tiền sửa nhà”, “Bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Chấn, lấy tiền từ đâu?”...

Quá nhiều vấn đề tồn đọng liên quan đến chi tiêu, ngân sách, nợ công chưa được Chính phủ giải quyết dứt điểm nay đã có thêm những vấn đề mới chồng chất. Cuộc sống của người dân vốn đã đầy rẫy những khó khăn vì các khoản thuế, phí nay lại sắp gánh thêm phí đường bộ xe máy trong lúc ai cũng phập phồng lo giá xăng có thể tăng bất kỳ lúc nào.

Một đồng nghiệp của người viết mới đây lý giải tại sao người TP luôn mong ngóng pháo hoa vào những ngày lễ tết, chực chờ chiến thắng của đội tuyển U-23 Việt Nam tại SEA Games 28. Bởi nếu không có những niềm vui bất chợt ấy, người ta lấy gì để tạm quên đi những nỗi âu lo thường nhật, kể cả nỗi bức xúc khi là công dân của một đất nước dân trí cao, lắm tiến sĩ nhưng thu nhập bình quân sắp thua Lào, Campuchia, Myanmar trong 3-5 năm tới?

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

Giải tỏa, di dời: Mừng và lo

(PL)- TP.HCM vừa quyết định sẽ di dời hơn 26.000 dân sinh sống trên bờ nam kênh Đôi, thuộc bảy phường của quận 8 trong bốn năm tới để cải tạo môi trường và mở rộng đường giao thông ven kênh thông thoáng hơn.
Thôi nhé Tax ơi…

Thôi nhé Tax ơi…

(PL)- Vào sáng 12-10-2016, thương xá Tax với gương mặt cũ hơn 100 năm gắn với TP này bắt đầu bị dỡ bỏ để xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - văn phòng - khách sạn Satra-Tax Plaza…
Chuyện dài an toàn thực phẩm

Chuyện dài an toàn thực phẩm

(PL)- Thời gian qua trên các phương tiện truyền thông liên tục đăng tải chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến cả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vi hành xuống thăm vườn rau an toàn và ăn phở.
Bún chửi và thái độ AQ

Bún chửi và thái độ AQ

(PL)- Có lần tôi đưa người bạn đất Bắc đi đến một ngôi chợ nhỏ để mua quà bánh phương Nam về tặng bạn bè, gia đình.
Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

Tình người Sài Gòn trong mưa lũ

(PL)- Trong tình cảnh “ngập xe kẹt nước” mới thấy đẹp sao tình người Sài Gòn thể hiện qua hành động hết lòng giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong mưa gió.
Đô thị vùng trũng

Đô thị vùng trũng

(PL)- Lạ lùng, mỗi khi bị “ngập trọn” trong cơn mưa, tôi lại nhớ về con đường nhỏ trong Chợ Lớn thời thơ ấu của mình!
Sống ảo, chết thật

Sống ảo, chết thật

(PL)- Vài hôm trước, có clip lan truyền trên mạng xã hội cảnh một thanh niên đứng bên bờ kênh Tân Hóa, tay cầm smartphone tự quay clip, tay cầm chai xăng đổ trên người, bật quẹt châm lửa đốt rồi nhảy xuống kênh chỉ vì được 40.000 dân mạng bấm nút “like”.
Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

(PL)- Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.
Ai bún bì… hông…

Ai bún bì… hông…

(PL)- Hồi cuối năm 75 nhà tôi ở một con đường gần Lăng Cha Cả. Con đường nhỏ nhưng dài, hai bên là dãy nhà phố xen lẫn những biệt thự kín cổng nhưng tường không cao, thường là hàng rào bông giấy xanh mướt rợp hoa đỏ hoa tím.
Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

Nỗi khổ tin đồn thực hư lẫn lộn

(PL)- Chưa bao giờ người dân phải sống chung với nhiễu loạn thông tin trên các trang mạng cùng nhiều tin đồn lẫn lộn thực hư như hiện nay.
Xây dựng... văn hóa đi bộ

Xây dựng... văn hóa đi bộ

(PLO)- Hà Nội vừa đưa 26 tuyến phố quanh hồ Gươm thành những phố đi bộ. Nhiều trò chơi dân gian, sinh hoạt văn nghệ trên các phố đi bộ càng thu hút mọi người, nhất là du khách.
Chuyện đi học của con tôi…

Chuyện đi học của con tôi…

(PL)- Có lẽ thừa hưởng gen gia truyền (đừng tưởng gia truyền là ngon nhé) nên thằng con của tôi muôn vàn học dốt. Học dốt từ bậc tiểu học cho đến trung học cơ sở lẫn phổ thông!
Người Sài Gòn ngồi quán

Người Sài Gòn ngồi quán

(PL)- Có thể nói không ngoa, ngồi quán là phong cách sống của người Sài Gòn. Bất kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu đến, dù giàu dù nghèo, đã là người Sài Gòn thì hầu như không thể không ngồi quán.
Chuyện học thêm ngày xưa

Chuyện học thêm ngày xưa

(PL)- Không phải gần đến ngày khai giảng “chính thức” tôi lại mượn ý bài Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh mà tôi chỉ muốn nói đến cái sự học… dốt của mình.
Học sớm nửa vời

Học sớm nửa vời

(PL)- Chuyện cho các cháu học sớm để làm quen lớp học, thầy cô, bạn bè trước khi chính thức bước vào năm học mới cũng tốt nhưng nhiều bậc cha mẹ khốn khổ vì chuyện đưa đón con trong những ngày “học nháp” tan học trái giờ!
Một thế hệ không cam chịu

Một thế hệ không cam chịu

(PL)- Xu hướng bây giờ đã khác, giới trẻ ngày nay không cam chịu nghèo mà nhất quyết vươn lên làm giàu.
Hình như họ đã quên Gia Định?

Hình như họ đã quên Gia Định?

(PL)- Gia Định đâu phải là nơi nào xa lắc mà nó chính là một vùng đất rộng lớn bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và một phần của Định Tường xưa, tên gọi Phiên Trấn Dinh.