Chỉ trong vòng nửa tháng từ khi xuất hiện ca nhiễm virus MERS-CoV đầu tiên, đến nay số người nhiễm virus này ở Hàn Quốc lên tới 25 người, trong đó đã có sáu người tử vong. Mới đây, virus này cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc. Như vậy đến nayMERS-CoVđã xuất hiện ở 26 quốc gia trên thế giới với 1.154 trường hợp nhiễm và 434 trường hợp tử vong. Tình hình dịchbệnhdo virus MERS-CoV tại Hàn Quốc thời điểm này rất đáng lo ngại vìkhả nănglây lan sangViệt Namhoàn toàn có thể xảy ra.
Dịch bệnh MERS và MERS-CoV là gì?
MERS là viết tắt của từ Middle East Respiratory Syndrome. Đây là hội chứng hô hấp Trung Đông được gây ra bởi một loại siêu vi Conrona và được gọi là MERS - CoV (tên gọi đầy đủ là Middle East Respiratory Syndrome Conrona Virus) và loại virus này cùng họ với virus Corona gây hội chứng hô hấp cấp SARS. MERS-CoV là dịch bệnh cực kỳnguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao.
Nên sử dụng khẩu trang y tế ở những nơi công cộng, đông người nhằm hạn chế lây nhiễm. Ảnh minh họa: NGỌC CHÂU
Triệu chứng của MERS-CoV?
Các triệu chứng nhiễm virus bao gồm khó thở, sốt, ho và tiêu chảy, sau đó có thể dẫn đến viêm phổi và suy hô hấp. Thời gian ủ bệnh khoảng 5-14 ngày. Khoảng 30% trong tất cả trường hợp bị MERS-CoV được xác nhận đã tử vong.
MERS-CoV đã được cho thấy là lan truyền giữa những người tiếp xúc gần gũi với người đang bị bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh là những bệnh nhân đang bị tiểu đường, tim, suy thận, các bệnh về đường hô hấp, viêm phổi. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine tiêm ngừa.
Cách phòng ngừa dịch bệnh MERS-CoV
Hạn chế đi vào khu vực có người bị nhiễm bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông hay dung dịch rửa tay có cồn. Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh có dấu hiệu mắc các bệnh đường hô hấp, trong trường hợp lỡ tiếp xúc với người bệnh thì đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Hoãn các chuyến đi nước ngoài trong thời gian bùng phát đại dịch, đặc biệt là những nước đang báo động dịch bệnh gia tăng. Thường xuyên tập luyện thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng nhằm đẩy lùi khả năng nhiễm bệnh.
BS NGUYỄN XUÂN ANH, Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và
phẫu thuật bàn tay