Với việc chạy xuyên qua Khu công nghệ cao TP.HCM, tài xế, nhà xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu, né kẹt xe và không phải tốn tiền mua vé qua trạm thu phí.

ĐIỀU TRA: 'MUA ĐƯỜNG" CHO XE ĐI VÀO GIỜ CẤM - BÀI 2

Điều tra 'mua đường' qua Khu công nghệ cao: Phải 10 xe mới 'bán'

(PLO)- Theo tiết lộ từ các tài xế và nhà xe, việc “mua đường” chạy xuyên qua Khu công nghệ cao giúp họ tiết kiệm gần 10 triệu đồng/xe/tháng.

Trên số báo trước, chúng tôi ghi nhận hàng loạt xe container, xe tải trên 3,5 tấn lưu thông trong khung giờ cấm ở Khu công nghệ cao, trong đó có nhiều xe quá tải trọng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Theo tiết lộ của các tài xế, để các ô tô trên 3,5 tấn lưu thông được trong khung giờ cấm ở Khu công nghệ cao thì họ phải “mua đường” theo tháng và việc này giúp tài xế, nhà xe tiết kiệm hàng triệu đồng, lại tránh được việc bị kẹt xe.

Với việc chạy xuyên qua Khu công nghệ cao TP.HCM, tài xế, nhà xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu, né kẹt xe và không phải tốn tiền mua vé qua trạm thu phí. Ảnh: TẤN LỰC

Với việc chạy xuyên qua Khu công nghệ cao TP.HCM, tài xế, nhà xe sẽ tiết kiệm nhiên liệu, né kẹt xe và không phải tốn tiền mua vé qua trạm thu phí. Ảnh: TẤN LỰC

Nhà xe, tài xế thừa nhận “mua đường”

Từ sự rỉ tai của các tài xế, chúng tôi đã liên hệ với ông M, người được giới thiệu là quản lý đội xe của một doanh nghiệp vận tải có hàng chục xe container đang chạy xuyên Khu công nghệ cao để về cảng Cát Lái.

Khi chúng tôi liên lạc qua điện thoại và hỏi thông tin về việc “mua đường” chạy vào giờ cấm, ông M cho biết việc “mua đường” trong Khu công nghệ cao là có giá chung. “Giá cụ thể như thế nào là do các sếp làm việc với nhau” - ông nói.

“Tầm 2,5 triệu đến 3 triệu đồng à, phải 10 xe trở lên nó mới làm, dưới 10 xe tụi nó không làm đâu. Nếu hôm nào trong đó có biến thì nó sẽ trả lại tiền, trước gửi năm đầu xe nó không nhận nên phải lên hơn 10 đầu xe lận” - ông M nói thêm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông M là quản lý đội xe của hãng xe LTP.

Xe đầu kéo biển số 50LD-135.38 chở hai container chạy từ Xa lộ Hà Nội xuyên qua Khu công nghệ cao về cảng Cát Lái. Ảnh: TỰ SANG
Xe đầu kéo biển số 50LD-135.38 chở hai container chạy từ Xa lộ Hà Nội xuyên qua Khu công nghệ cao về cảng Cát Lái. Ảnh: TỰ SANG
Xe đầu kéo biển số 50LD-135.38 chở hai container chạy từ Xa lộ Hà Nội xuyên qua Khu công nghệ cao về cảng Cát Lái. Ảnh: TỰ SANG

Xe đầu kéo biển số 50LD-135.38 chở hai container chạy từ Xa lộ Hà Nội xuyên qua Khu công nghệ cao về cảng Cát Lái. Ảnh: TỰ SANG

Thực tế, nhiều xe đầu kéo container có dán chữ của hãng xe LTP kéo theo sơmi rơmoóc loại 40 feet chở kẹp cổ hai thùng container thường xuyên lưu thông vào khung giờ cấm trong Khu công nghệ cao.

Tương tự, tài xế N cũng cho biết muốn chạy vào khung giờ cấm trong Khu công nghệ cao thì phải nhờ mối quan hệ quen biết xin vào. Sau đó hằng tháng phải chung chi cho họ.

“Bảo vệ họ không dám đâu... Khi xin vào thì phải gửi danh sách xe, mấy ổng báo xuống bảo vệ nhìn biển số xe, nhìn logo xe là biết, cho đi” - ông N nói tiếp.

Cũng theo ông N, đoàn xe của doanh nghiệp ông đi xuyên Khu công nghệ cao để chở hàng ra, vào cảng Cát Lái đã từ lâu và chỉ mất chi phí khoảng 1/3 so với đi đúng tuyến Xa lộ Hà Nội - Đồng Văn Cống - Nguyễn Thị Định và ngược lại.

Ô tô chạy xuyên qua Khu công nghệ cao giúp các tài xế, nhà xe né được trạm thu phí; tránh các điểm ùn xe trên Xa lộ Hà Nội, đường Đồng Văn Cống, đường Nguyễn Thị Định và rút ngắn quãng đường, thời gian chở hàng ra, vào cảng Cát Lái.

Né được trạm, rút ngắn 6 km

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ô tô chạy xuyên qua Khu công nghệ cao vào giờ cấm sẽ giúp các tài xế, nhà xe né được trạm thu phí; tránh các điểm ùn xe trên Xa lộ Hà Nội, đường Đồng Văn Cống, đường Nguyễn Thị Định và rút ngắn được đoạn đường, thời gian chở hàng ra, vào cảng Cát Lái.

Anh T, tài xế xe container, cho biết mỗi lượt lưu thông qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội, đối với xe container kéo theo rơmoóc loại 40 feet phải trả 155.000 đồng, với xe container kéo theo rơmoóc loại 20 feet là 110.000 đồng.

Cũng theo anh T, mỗi ngày các tài xế chở hàng vào cảng Cát Lái phải tiếp tục chở hàng quay ngược ra hoặc đi xe trống trở về nên sẽ tốn hai lượt vé cho trạm thu phí. Nếu xe chạy đều đặn mỗi ngày thì mỗi tháng nhà xe phải tốn hơn 9 triệu đồng cho xe container kéo theo rơmoóc loại 40 feet và hơn 6,6 triệu đồng cho xe container kéo rơ moóc loại 20 feet.

Nơi làm việc của hàng trăm ngàn công nhân

Khu công nghệ cao TP.HCM có hơn 50.000 người lao động đang làm việc cho hơn 163 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới 12 tỉ USD, trong đó có 10 tỉ USD của nhà đầu tư nước ngoài (FDI).

Chưa hết, quãng đường tính từ ngã ba Khu công nghệ cao đi đến cảng Cát Lái khoảng 15 km, còn nếu đi theo đúng lộ trình qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội thì sẽ lên đến hơn 21 km.

“Việc đi trong Khu công nghệ cao sẽ giúp các tài xế rút ngắn được quãng đường khoảng 6 km, tiết kiệm được tiền xăng. Đặc biệt là sẽ tránh được các điểm ùn xe trên Xa lộ Hà Nội, đường Đồng Văn Cống, đường Nguyễn Thị Định” - tài xế T chia sẻ.

Còn ông H, quản lý đội xe của một doanh nghiệp vận tải thì tiết lộ: Việc đi vào đường cấm trong Khu công nghệ cao sẽ giúp các tài xế, nhà xe tiết kiệm được khoảng 7-8 triệu đồng/tháng/xe.

“Đó là đã trừ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng tiền “mua đường” trong Khu công nghệ cao rồi, thêm tiền giảm chi phí xăng dầu, thời gian bị ùn xe nữa thì nó rơi vào tầm đó. Hay nói dễ hiểu là sẽ tiết kiệm được 2/3 tiền mua vé qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội” - ông H nói.

(Kỳ sau: Giáp mặt người “bán đường” trong Khu công nghệ cao. Khi gặp mặt, người nhận “bán đường” khẳng định xe trên 3,5 tấn muốn được chạy vào giờ cấm phải trả 3 triệu đồng/tháng)

Công an sẽ xử lý vụ “mua đường”

Ngày 6-6, sau khi Pháp Luật TP.HCM khởi đăng loạt bài điều tra ““Mua đường” cho xe đi vào giờ cấm”, Công an TP Thủ Đức vào cuộc làm rõ thông tin báo phản ánh.

Thượng tá Tân Xuân Tiên, Phó Trưởng Công an TP Thủ Đức, cho biết ngay sau khi báo đưa tin, lãnh đạo Công an TP Thủ Đức đã chỉ đạo chấn chỉnh.

Theo đó, lực lượng CSGT sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Lực lượng cảnh sát hình sự Công an TP Thủ Đức sẽ làm rõ các dấu hiệu “mua đường” chạy vào Khu công nghệ cao để xử lý các đối tượng sai phạm.

Sáng cùng ngày, Đội CSGT Công an TP Thủ Đức đã cử cán bộ đến trụ sở báo để trao đổi, nắm thông tin ban đầu.

Cũng theo đại diện Công an TP Thủ Đức, hiện lực lượng công an đang quyết liệt xử lý những thông tin mà báo nêu, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã được cử đi xác minh.

“Về tình trạng xe chạy vào giờ cấm qua Khu công nghệ cao, Công an TP Thủ Đức đã có kế hoạch phối hợp xử lý nhưng có nhiều chuyên đề cùng lúc quá nên có khi công tác tuần tra, xử lý bị lỏng, từ đó ngoài số xe được phép lưu thông trong Khu công nghệ cao theo giấy phép phục vụ các công ty trong đó thì cũng có thể có những xe “ăn ké” và không loại trừ bảo vệ Khu công nghệ cao có tiêu cực như báo phản ánh” - người này nói thêm.

Công an TP Thủ Đức cũng cho biết hiện đơn vị này đang có văn bản đề nghị Ban quản lý Khu công nghệ cao cung cấp các biển số xe phục vụ cho các công ty trong Khu công nghệ cao để đối chiếu, so sánh thực tế với công tác điều tra tổng hợp của Công an TP Thủ Đức.

Cũng theo Công an TP Thủ Đức, việc cấp giấy phép lưu thông trong Khu công nghệ cao là do đơn vị khác cấp, không thuộc thẩm quyền của công an.

Ngày 6-6, báo Pháp Luật TP.HCM khởi đăng loạt bài điều tra ““Mua đường” cho xe đi vào giờ cấm”, phản ánh nhiều xe quá tải, xe container lưu thông trong khung giờ cấm từ Xa lộ Hà Nội xuyên qua Khu công nghệ cao về cảng Cát Lái và ngược lại mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Theo điều tra của chúng tôi, các xe chạy xuyên qua Khu công nghệ cao sẽ né trạm thu phí, tránh kẹt xe, rút ngắn đoạn đường từ cảng Cát Lái ra Xa lộ Hà Nội... và họ phải bỏ tiền ra “mua đường”.

Đọc thêm