Đến tham gia khởi động chiến dịch có ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Jean Todt, Chủ tịch Liên đoàn Ô tô Quốc tế kiêm (FIA) Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về An toàn đường bộ; bà Jolene Chen, Phó Chủ tịch Quỹ Prudence; bà Mirjam Sidik, TGĐ điều hành Quỹ AIP và ông Khuất Việt Hùng, đại diện Ủy ban ATGT Quốc gia…
Đại sứ Dương Tử Quỳnh vẫy tay chào sinh viên
Đây là một sáng kiến vì cộng đồng tại khu vực châu Á do Quỹ Prudence khởi xướng, phối hợp cùng kênh truyền hình National Geographic và Liên đoàn Xe Thể thao Quốc tế (FIA).
Ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ký tên đồng hành cùng chiến dịch Safe Steps
Tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ đang là vấn đề xã hội bức xúc mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả nước trên thế giới. Hằng năm, trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết, 50 triệu người bị thương do TNGT, gây thiệt hại lên đến trên 500 tỉ USD/năm.
Poster cổ động chiến dịch Safe Steps
Ở Việt Nam, mỗi năm số người chết vì TNGT khoảng 9.000 người. Trong ba tháng đầu năm 2017, cả nước xảy ra 4.812 vụ TNGT, làm chết 2.114 người, bị thương 3.835 người. Có thể thấy, tình hình TNGT vẫn diễn biến rất phức tạp, nguy cơ xảy ra TNGT còn rất lớn.
Siêu mẫu Hà Anh và MC Nguyên Khang tham gia cổ động chiến dịch Safe Steps
Những hậu quả của tai nạn giao thông vẫn là sự mất mát không gì bù đáp được đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bình quân mỗi ngày có khoảng 24 người chết và 60 người bị thương do tai nạn giao thông.
Các khách mời và BTC ký tên ủng hộ chiến dịch
Theo phân tích, thống kê của Bộ Công an liên quan đến TNGT trong độ tuổi thanh niên chiếm gần 40%, trong đó đối với người 18-27 tuổi chiếm 33,9% số vụ TNGT trong cả nước. Đây là những người nằm trong độ tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường, có người đã là trụ cột của gia đình, là tương lai của dòng họ. Tuy nhiên, những vụ TNGT nghiêm trọng do lứa tuổi này gây ra thời gian gần đây đã và đang ngày một gia tăng đặc biệt là thanh niên vùng nông thôn.
Các bạn trẻ hào hứng ủng hộ cùng chiến dịch Safe Steps
Đối tượng tụ tập, cổ vũ đua xe, tham gia đua xe có độ tuổi thanh niên chiếm tỉ lệ cao; tình trạng thanh niên điều khiển xe cơ giới có nồng độ cồn trong máu, hơi thở có chiều hướng tăng cao. Tình trạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông của người có độ tuổi thanh niên làm việc ở các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, thanh niên khu vực nông thôn khá phổ biến và đặc biệt trong thời gian gần đây đang tăng cao... Chính vì vậy, Ủy ban ATGT Quốc gia chọn chủ đề giao thông 2017 là “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên”.
Đại sứ Dương Tử Quỳnh nhảy cùng sinh viên khởi động chiến dịch
Tiếp nhận tinh thần đó, chiến dịch Safe Steps - các bước an toàn đường bộ năm 2017 dành ưu tiên cho giới sinh viên và bạn trẻ. Chiến dịch đã đầu tư các đoạn phim tuyên truyền, hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức và cung cấp các thông tin rõ ràng về các vấn đề an toàn giao thông đường bộ với sáu chủ đề: Xe gắn máy, người đi bộ, phân tâm khi lái xe, lái xe khi uống rượu bia, dây an toàn và tốc độ giới hạn khi lái xe
Ngôi sao Dương Tử Quỳnh chụp ảnh cùng sinh viên
Chiến dịch mong muốn xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển văn minh, hiện đại, một Việt Nam đầy tính nhân văn, thân thiện trong con mắt bạn bè quốc tế. Một trong những tiêu chí quan trọng đó chính là cần có một hệ thống giao thông thông suốt, thuận tiện và an toàn.
Cùng chung tay góp phần giảm thiểu TNGT ở Việt Nam
Để làm được việc này, mọi người dân Việt Nam cần phải cố gắng thực hiện quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức khi tham gia giao thông.
Các bạn trẻ sẽ là lực lượng xung kích trong phong trào xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông
Đặc biệt các bạn sinh viên, phải là những người tiên phong trong thực hiện quy định pháp luật đồng thời xung kích, đi đầu trong tuyên truyền vận động gia đình, bạn bè cộng đồng xung quanh cùng xây dựng văn hóa giao thông.
Một số hành động, việc làm đối với các bạn sinh viên, như: Đã uống rượu bia -không lái xe; đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không phóng nhanh, vượt ẩu; không lạng lách, đánh võng; không sử dụng điện thoại khi đang lái xe... |