Lý do Bộ GTVT bảo lưu quan điểm taxi công nghệ phải gắn 'mào'

Mới đây, ngày 14-6, Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể gửi báo cáo số 5625 trình lên Thủ tướng Chính phủ để báo cáo kết quả rà soát, hoàn chỉnh quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Đến giờ Bộ GTVT đã trình Chính phủ 8 lần và đến nay, nội dung dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung đã nhận được sự đồng thuận của hầu hết các hiệp hội, tổ chức, cơ quan. Do đó, Bộ trưởng Bộ GTVT mong muốn Chính phủ sớm đưa dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2014 vào thực tế cuộc sống. Khi đó, taxi công nghệ và taxi truyền thống sẽ có cơ hội cạnh tranh như nhau vì taxi truyền thống cũng có thể lắp các thiết bị công nghệ để phục vụ hành khách.

Theo đó, Bộ GTVT đã nghiên cứu kỹ, toàn diện việc quy định gắn cố định hộp đèn trên nóc xe (đặc biệt lưu ý đến tâm lý, văn hoá của người thuê xe, lái xe, chủ xe…khi phải gắn cố định hộp đèn trên nóc xe). Đồng thời Bộ GTVT cũng nghiên cứu thêm các hình thức quản lý khác, từ đó thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông, đề xuất quy định phù hợp trong dự thảo Nghị định: “Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải có hộp đèn với chữ “XE HỢP ĐỒNG” gắn cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12x30 cm.

Sự bùng nổ về số lượng phương tiện tham gia kinh doanh loại hình vận tải dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa loại hình vận tải cũ như xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống) với xe ô tô sử dụng hợp đồng điện tử. 

Dự thảo Nghị định được xây dựng trong bối cảnh thực tiễn có nhiều thay đổi như việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để điều hành phương tiện, đặt xe, đặt vé, thanh toán bằng điện tử thông qua môi trường số…. Và chủ yếu được áp dụng cho xe dưới 9 chỗ chở khách, bao gồm: xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống), xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi (taxi công nghệ) và xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng hoặc kinh doanh vận tải du lịch) sử dụng hợp đồng điện tử.

Do đó, việc kết nối giữa hành khách với xe chở khách được nhanh chóng thuận tiện, chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ vận tải được tốt lên rất nhiều so với trước đây. 

Tuy nhiên, kèm theo đó là sự bùng nổ về số lượng phương tiện tham gia kinh doanh loại hình vận tải này dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa loại hình vận tải cũ như xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (truyền thống) với xe ô tô sử dụng hợp đồng điện tử. Điều đó phần nào dẫn đến mất trật tự vận tải. Vì vậy quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải cần được sửa đổi bổ sung và sớm ban hành nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các loại hình vận tải này.

Một trong những vấn đề được quan tâm hơn nữa là dự thảo Nghị định được xây dựng trong bối cảnh thực tiễn hiện nay hiện tượng “xe dù, bến cóc” vẫn còn diễn biễn phức tạp, điển hình như: xe xin cấp loại hình vận chuyển hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ô tô nhưng khi đưa vào kinh doanh lại chạy như tuyến cố định dẫn đến việc xe bỏ bến ra ngoài, xe chạy theo dạng này gây nên mất trật tự vật tải và bất bình đẳng giữa xe hoạt động theo tuyến cố định vỡi các xe trá hình.

Vì vậy, Bộ GTVT cho rằng khi dự thảo Nghị định đưa vào cuộc sống sẽ chấm dứt tình trạng xe dù, bến cóc hoạt động công khai sẽ được giải quyết.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm