Châu Âu lo lắng khi Nga thỏa thuận đưa 1.000 lính đánh thuê đến Mali

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hãng Reuters ngày 15-9 đưa tin Đức và Pháp đã bày tỏ mối quan ngại về một thỏa thuận giữa chính quyền quân sự Mali với một công ty an ninh của Nga nhằm đưa lực lượng lính đánh thuê nước này vào quốc gia châu Phi.

Theo các nguồn tin ngoại giao và an ninh, chính quyền quân sự Mali với Tập đoàn Wagner của Nga đã nhất trí trong một thỏa thuận gần như hoàn tất rằng khoảng 1.000 lính đánh thuê thuộc công ty này sẽ sang huấn luyện quân đội và đảm bảo an ninh cho các quan chức cấp cao của Mali.

“Chúng tôi nhận thấy thỏa thuận này là cực kỳ đáng lo ngại” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức tuyên bố.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho hay thỏa thuận giữa Mali và Nga sẽ được các đối tác châu Âu và quốc tế đưa ra bàn thảo. Trong trường hợp cần thiết, những hệ quả của thỏa thuận này cũng sẽ được thảo luận.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer cũng bày tỏ sự hoài nghi của mình về khả năng triển khai quân đội ở Mali.

Quốc kì Đức (bên trái) và quốc kì Pháp (bên phải). Ảnh: REUTERS

Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức cho rằng thỏa thuận giữa Mali và công ty an ninh tư nhân của Nga sẽ mâu thuẫn với những gì mà Berlin, Paris, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc đã làm ở Mali trong tám năm qua.

“Nếu có sự hợp tác như vậy, chính phủ và Quốc hội Đức sẽ phải đưa ra quyết định vì việc này có thể liên quan nhiệm vụ triển khai binh lính Đức ở Mali” - bà Annegret nhận định.

Trước đó hôm 14-9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian đã chỉ trích kế hoạch của chính quyền quân sự Mali, nhấn mạnh kế hoạch như vậy là “không phù hợp” với sự hiện diện về quân sự của Paris tại nơi từng là thuộc địa của Pháp.

Chính quyền Pháp lo ngại sự xuất hiện của lính đánh thuê Nga sẽ làm suy yếu hoạt động chống lực lượng khủng bố al Qaeda và các phần tử nổi dậy kéo dài hàng chục năm của họ tại châu Phi.

Thông tin về thỏa thuận giữa Mali và Nga xuất hiện chỉ ngay khi Pháp vừa bắt đầu thu nhỏ lực lượng của mình ở quốc gia châu Phi này để kết hợp với quân đội các nước đồng minh châu Âu khác, theo Reuters.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm