“Tàu anh qua núi”... 300 km/giờ: Quyết đi rồi tính sau!

Tuy thế, dự án mới đây đã vấp phải nhiều ý kiến phản biện “nảy lửa” tại cuộc hội thảo khoa học tổ chức ngày 11-5.

Thực ra việc thận trọng, cân nhắc trước những “công trình thế kỷ” tiêu tốn công quỹ (mỗi cây số đường sắt ngốn gần 36 triệu USD!) là bình thường và cần thiết. Dự án lại chưa tính đến những rủi ro về kinh tế, chưa có báo cáo tác động môi trường, trong khi Việt Nam còn nghèo, còn rất cần kinh phí cho “những việc cần làm ngay” khác.

Tuy nhiên, để trả lời những phân tích ấy của các nhà khoa học, ông Nguyễn Hữu Bằng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư) lại bảo: “Đây mới là lập báo cáo đầu tư, là giai đoạn đầu tiên của dự án, chỉ nói sự cần thiết đầu tư là quan trọng nhất”. Theo ông, trước hết chỉ bàn có cần thiết xây dựng hay không, còn lại mọi thứ “hạ hồi phân giải”. Các vấn đề vốn, trả nợ, đầu tư, môi trường... ta sẽ từ từ tính sau!

Dễ thấy là ở đây có sự lập lờ, dẫn dắt người khác từng bước đi theo ý của mình, theo kiểu “sự đã rồi”. Trong mọi bài toán kinh tế, điều trước hết phải làm là xem xét cân đối các lợi ích, hiệu quả kinh tế để suy xét thiệt hơn rồi mới ra quyết định. Không ai lại quyết định đầu tư trước rồi mới tính đến các yếu tố kia, điều mà TS Phạm Sỹ Liêm khi phát biểu với Lao Động online đã gọi là yếu tố “ngược quy trình”.

Người dân không thật am hiểu những gì quá “cao siêu”, cũng đã có nhiều ý kiến quan ngại trước cái tư duy “cứ làm đi, mọi chuyện tính sau” dường như đang có nguy cơ trở nên thịnh hành.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm