Tiếp nhận tranh mộc bản Kỹ thuật của người An Nam

Đây là một cuốn sách in theo lối tranh mộc bản gồm 348 tờ giấy dó khổ lớn ghi lại cảnh sinh hoạt, lao động hằng ngày của người Việt Nam trong mục tiêu nghiên cứu về văn minh vật chất của vùng đồng bằng Bắc Bộ vào đầu thế kỷ 20. Công trình này được ông Henri Oger cùng một số họa sĩ, thợ khắc mộc bản thực hiện từ năm 1908 đến năm 1909 tại Hà thành.

Trong khoảng 20 tháng, Henri Oger đã cùng một số họa sĩ khác khảo sát nhiều nơi tại các vùng ngoại thành Hà Nội và khu vực 36 phố phường để vẽ hơn 4.200 hình vẽ với nhiều chủ đề khác nhau của cuộc sống. Cuốn sách đề cập những câu chuyện về nghề truyền thống như nông nghiệp, làm giấy, điêu khắc và tạc tượng, chế biến món ăn, xây dựng, may mặc, tô vẽ tranh, bán hàng rong; và những việc hiếu hỉ như cưới hỏi, tang ma, tế lễ, đón tết; cảnh sinh hoạt hằng ngày cùng những thú vui như đá cầu, đánh tam cúc, hát trống quân, thả diều, vợt bướm...

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, sau thời Pháp thuộc, “Kỹ thuật của người An Nam” chỉ còn lưu tại Việt Nam ba bản nhưng không hoàn chỉnh. Còn bản sách được tiếp nhận, trưng bày tại Huế lần này là một bản gốc hoàn chỉnh và là bản thứ tư có ở Việt Nam hiện nay...

HL

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm