Tòa án Hình sự quốc tế giúp được gì cho Palestine?

Sau đó phát biểu với báo giới, ông tuyên bố: “Palestine tìm kiếm công lý chứ không phải trả thù”.

Năm 2012, Palestine đã được trao quy chế nước quan sát viên LHQ. Đến nay đã có 135 nước công nhận nhà nước Palestine. Tuy nhiên, AFP ghi nhận sau nhiều thập niên đàm phán vô ích với Israel mà không thấy viễn ảnh khai sinh nhà nước Palestine, Palestine đã chọn giải pháp quốc tế hóa cuộc xung đột.

Cuối năm ngoái, sau khi Hội đồng Bảo an LHQ bác dự thảo nghị quyết quyết định chấm dứt tình trạng chiếm đóng Palestine trong ba năm, Palestine đã quyết định gửi đơn gia nhập Tòa án Hình sự quốc tế. Đây là tòa án có thẩm quyền xét xử tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh.

Tháng 7 và 8-2014, Israel đã mở chiến dịch hành quân vào dải Gaza (ảnh) với kết quả gần 2.200 người Palestine và 73 người Israel thiệt mạng. Palestine đã gửi cho Tòa án Hình sự quốc tế tài liệu điều tra về tội ác của Israel ở Palestine từ tháng 4-2014. Ngày 16-1, thẩm phán Fatou Bensouda đã quyết định xử lý hồ sơ nhưng đến nay chưa có cuộc điều tra chính thức nào đối với các nhà lãnh đạo Israel.

Ngoại trưởng Ryad al-Malki tuyên bố Palestine đang chờ đợi kết quả điều tra ban đầu của Tòa án Hình sự quốc tế. Nếu mở cuộc điều tra, Tòa án Hình sự quốc tế sẽ xem xét tội ác Israel đã thực hiện ở dải Gaza đồng thời cũng xem xét các vụ phong trào Hamas từ dải Gaza bắn pháo sang Israel.

Tòa án Hình sự quốc tế có thể truy tố Israel dù Israel chưa gia nhập Tòa án Hình sự quốc tế. Dù vậy, trên thực tế rất khó bắt giữ các nghi can Israel bởi tòa không có lực lượng chấp pháp riêng và phải lệ thuộc thái độ hợp tác của các nước thành viên. Về lý thuyết, Palestine cũng có thể đưa ra Tòa án Hình sự quốc tế một vấn đề chuyên biệt nào đó như vấn đề Israel xây dựng các khu định cư Do Thái ở bờ Tây Palestine.

H.DUY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm