Vị này liệt kê một loạt các nhân tố mà ông cho rằng đang đưa thế giới xuống địa ngục như: các quốc gia – dân tộc bị sụp đổ, xung đột vũ trang do khan hiếm tài nguyên, và tình trạng khủng hoảng người di cư đang tiếp diễn ở châu Âu.
Cùng với các đồng sự của mình tại CIA, FBI, NSA, Clapper đã mang đến buổi chất vấn rất nhiều thông tin mới mẻ song đầy ảm đạm đang diễn ra trên thế giới.
Giám đốc Cục Tình báo Quốc gia James Clapper tại phiên chất vấn
IS đang mở rộng sang Libya
Ngoài Syria và Iraq, IS đang phát triển mạnh ở Libya. Nguyên nhân do nhiều phần tử thánh chiến không thể đến được Syria nên đã chuyển qua Libya để chiến đấu.
Kể từ năm 2011 khi liên quân Mỹ chống lại chính quyền Muammar Gaddaffi, đất nước này đã rơi vào tình trạng căng thẳng vì nhiều lực lượng vũ trang nổi lên với nhiều lý tưởng khác nhau. Trong đó IS hiện đang chiếm giữ nhiều lãnh thổ nhất và còn có khả năng mở rộng ra nữa.
Clapper cũng cho biết tình hình tại Libya tương tự như ở Iraq và Syria trước khi bị IS chiếm. Vùng đất giàu dầu mỏ đang rơi vào tình trạng không có chính quyền cai quản, còn mục tiêu của IS là mở rộng về hướng bờ biển Địa Trung Hải. Nhiều quan chức Mỹ cho rằng lãnh đạo IS ở Syria đã điều nhiều thủ lĩnh chiến trường có kinh nghiệm cùng binh lính sang Libya để chiếm đất.
FBI không thể truy cập vào điện thoại của hung thủ vụ thảm sát tại San Bernardino
Đã hai tháng kể từ sau vụ tay súng IS giết 14 người tại trung tâm xã hội San Bernadino, song Giám đốc FBI James Comey cho biết các nhân viên của mình vẫn chưa phá được hệ thống mã hóa trong điện thoại của hung thủ để tiếp tục điều tra.
Mặc dù đã có sự chấp thuận của tòa án, các nhân viên FBI vẫn không làm gì được với tình trạng ngày càng nhiều công cụ mã hóa mạnh đang được phát tán trên mạng và được các nhóm khủng bố mau chóng tiếp thu.
Đây là lần thứ hai ông chủ FBI thừa nhận công việc mã hóa gặp khó khăn. Trước đó, FBi đã thất bại trong việc đọc thư của các nghi phạm trong một vụ sả súng đẫm máu tại Garland, Texas.
Lợi nhuận từ vụ thương lượng hạt nhân với Iran có khả năng sẽ được chuyển cho khủng bố
Nhóm phản đối vụ Mỹ ký thỏa thuận về phát triển hạt nhân với Iran thường lập luận rằng số tiền mà Iran có được từ thương vụ này có thể được chuyển đến quân khủng bố tại các quốc gia Trung Đông.
Tuy vậy, theo Brennan, chưa xảy ra chuyện này. Hầu hết số tiền đã được Iran dùng để trả nợ và đầu tư và công nghiệp dầu. Ông cũng cho rằng số tiền được chuyển tới lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran là “chưa nhiều”.
Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo lực lượng này đã tìm được cách vận động tài chính kể cả khi bị cấm vận, và chắc chắn sẽ duy trì phương thức ngay cả sau khi cấm vận được gỡ bỏ.
Xu hướng “Internet of Things” (IoT) – kết nối các đồ vật hàng ngày với Internet nhằm giúp người dùng dễ dàng kiểm soát và sử dụng chúng – đang là trào lưu mạnh mẽ khi ngày càng nhiều các sản phẩm IoT được ra mắt.
IoT sẽ là công cụ đắc lực cho gián điệp
Song đi kèm đó là hệ thống bảo vệ yếu ớt, dễ bị hacker lợi dụng tấn công. Điều này vô hình chung khiến người dùng các tiện ích trở thành mỏ vàng mới cho gián điệp.
“Trong tương lai, các tổ chức tình báo có thể dùng IoT để nhận diện, do thám, theo dõi, truy tìm dấu vết người dùng hay thậm chí truy cập vào mạng nội bộ để đánh hơi thông tin. Song Clapper không cho biết đích danh tổ chức nào có khả năng này.
Theo John Brennan, Lãnh đạo Triều Tiên không chỉ thử tên lửa nhằm ra uy với Tokyo và Seoul mà còn nhằm “chào bán” tên lửa cho các nước khác.
Các vụ thử tên lửa là một cách chào hàng của Triều Tiên
Brennan cho biết rất khó để xác định được chính xác giá trị của các thương vụ mua bán của Bình Nhưỡng, song có thể nhận định những vụ như vậy đang đem lại cho chính quyền nước này hàng trăm triệu USD.
Brennan và Wyden to tiếng với nhau
Nghị sĩ Đảng Dân chủ Ron Wyden trong buổi chất vấn đã hỏi Brennan rằng liệu ông có xin lỗi Thượng viện về việc CIA nghe lén Thượng viện khi Thượng viện đang chuẩn bị một bản báo cáo về các vụ tra tấn dưới thời chính quyền Bush.
Brennan phản ứng lại rằng ông chỉ chất vấn ở các vấn đề hiểm họa toàn cầu, song Wyden nhấn mạnh đến trường hợp này và liên tục yêu cầu xin lỗi. Vụ to tiếng nhanh chóng dẫn đến một trận đấu khẩu xem ai là người có lỗi trong vụ việc này.