Vẫn khó thống nhất phạt xe “không chính chủ”

Nhiều cơ quanđồng thuận

Tờ trình dự thảo của Bộ GTVT đã tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành về việc xử phạt hành vi “không chuyển nhượng quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Theo đó có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Thứ nhất, cứ xử phạt hành vi này nhưng giảm mức phạt và có lộ trình thực hiện đối với xe đã chuyển nhượng qua nhiều đời chủ. Quan điểm trên được ba bộ (Công an, Tư pháp, NN&PTNT) và 21 tỉnh, thành (Đà Nẵng, Bến Tre, Lào Cai, Hà Tĩnh, Cà Mau…) đồng thuận.

Thứ hai, đề nghị chưa đưa quy định xử phạt hành vi này vào dự thảo. Có 10 bộ, cơ quan ngang bộ (GTVT, Tài chính, Ngoại giao, TN&MT…) và 16 tỉnh, thành ủng hộ quan điểm này.

Tại hội đồng thẩm định, một số ý kiến cho rằng việc chuyển nhượng xe và đăng ký quyền sở hữu xe là quan hệ dân sự giữa hai bên mua bán, không cần thiết phải phạt việc không chuyển quyền sở hữu xe. Vì quyền lợi chính mình, chủ cũ - chủ mới sẽ phải đi chuyển quyền sở hữu, đăng ký xe mà cơ quan chức năng không cần can thiệp.

Vẫn khó thống nhất phạt xe “không chính chủ” ảnh 1

Việc xử phạt xe “không chính chủ”còn nhiều ý kiến khác nhau. Trong ảnh: Làm thủ tục đăng ký xe tại quận 5, TP. HCM. Ảnh: HTD

Phạt tài xế bỏ chạy sau tai nạn

Sau nhiều lần góp ý, sửa đổi, dự thảo nghị định được Bộ GTVT chỉnh lý, bổ sung thêm quy định xử phạt một số hành vi vi phạm mới so với quy định hiện hành. Trong đó có một số quy định xử phạt đáp ứng yêu cầu thực tiễn như tài xế gây tai nạn không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu nạn nhân; cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn; xâm hại sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn…

Tuy nhiên, cũng có những quy định được hội đồng thẩm định góp ý “cần bãi bỏ vì không cần thiết, gây ức chế”. Điển hình là quy định xử phạt tài xế xe khách, nhân viên phục vụ trên xe “không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên theo quy định”.

Về hình thức phạt tạm giữ xe ô tô, đại diện Hiệp hội Vận tải cho rằng biện pháp này không phát huy hiệu quả giáo dục, răn đe bằng việc tạm giữ bằng lái xe. Bởi lẽ tài xế đa phần là người làm công. Nếu vi phạm giao thông mà bị phạt “treo bằng lái” thì họ phải tạm nghỉ, mất thu nhập. Còn tài xế vi phạm mà xử phạt tạm giữ xe thì chỉ ảnh hưởng chủ xe, tài xế tiếp tục lái xe khác, nhất là tài xế hạng D, E rất dễ tìm việc.

BÌNH MINH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm