Chủ tịch phải chịu trách nhiệm vụ bé trai bị bạo hành

Ngày 12-12, Bộ LĐ-TB&XH, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo giải pháp đưa Luật Trẻ em vào cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, cho biết có tới 15 cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ bảo vệ trẻ em nhưng thực tế khi xảy ra vụ việc không có đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm, xử lý.

Cháu bé 10 tuổi bị rạn hộp sọ sau khi bị cha bạo hành.
Cháu bé 10 tuổi bị rạn hộp sọ sau khi bị cha bạo hành.

Tuy nhiên, ông Nam cho rằng việc quy trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị đã ghi rõ trong Luật Trẻ em và Nghị định 56. Nhưng do luật mới đưa vào cuộc sống nên các cấp, các ngành vẫn chưa hiểu rõ về luật.

Liên quan đến vụ bạo hành bé trai 10 tuổi bị cha đẻ bạo hành suốt hai năm, ông Nam khẳng định theo Luật Trẻ em, trách nhiệm trước tiên thuộc về lãnh đạo phường sở tại, nơi xảy ra vụ bạo hành. Khi xảy ra vụ việc, tổ dân phố phải nắm được vụ việc để xử lý.

Còn khi phát hiện vụ việc, lãnh đạo phường cùng với ngành chức năng của Sở LĐ-TB&XH phải phối hợp hỗ trợ trẻ em bị bạo hành. Thực tế, việc xử lý của cơ quan chức năng Hà Nội vừa qua mang tính từ thiện, nhân đạo, chưa theo đúng tinh thần của Luật Trẻ em và Nghị định 56.

“Trách nhiệm tiếp theo thuộc về nhà trường. Một học sinh nghỉ học hai năm, không rút hồ sơ mà nhà trường, giáo viên chủ nhiệm không hề nghi ngờ để kiểm tra thông tin. Nếu đúng như lời cha đẻ của cháu nói là chuyển trường sang học ở trường quốc tế thì cũng đã phải rút hồ sơ lưu tại trường. Đây là một sự thiếu trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm. Ở nước phát triển, học sinh nghỉ học hai tháng là đã bị cơ quan chức năng đến thẩm tra” - ông Nam nhấn mạnh.

 

Trước đó, tối 5-12, cháu Trần Gia K. (10 tuổi) bất ngờ tìm về nhà ông bà nội ở ngõ 55 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình (Hà Nội) để cầu cứu vì bị cha và mẹ kế bạo hành dã man. Qua kiểm tra sức khỏe ban đầu, trên cơ thể cháu có nhiều vết thương, xương sườn bị gãy, rạn sọ não.

Được biết cha mẹ cháu K. chia tay nhau, cháu K. ở cùng cha và mẹ kế. Theo lời kể của cháu K., gần hai năm qua cháu không được đi học, thường xuyên phải làm việc nhà và hay bị đánh đập.

Sau khi vụ việc được trình báo, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) ra quyết định khởi tố bị can đối với Trần Hoài Nam (cha đẻ cháu K.) và Phạm Thị Tú Trinh (mẹ kế cháu K.) cùng trú phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội về hành vi ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm