Cấm quảng cáo rượu, hiểu sao cho đúng?

Cũng từ thời điểm này, cơ quan chức năng trong cả nước đã tiến hành kiểm tra và xử phạt rất nhiều vũ trường, quán bar, karaoke, các buổi biểu diễn thời trang, sự kiện văn hóa… vi phạm Luật Quảng cáo dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng tôi đã trao đổi với luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, xung quanh những quy định mới điều chỉnh hoạt động quảng cáo rượu.

. Hiện nay rất dễ nhìn thấy các cửa hàng rượu trên nhiều tuyến phố chính ở các TP lớn có biển hiệu, tủ, kệ có gắn biểu trưng, nhãn hiệu rượu hướng ra ngoài đường, rất bắt mắt mang tính “mời gọi” người tiêu dùng. Như vậy có vi phạm luật quảng cáo không, thưa ông?

+ LS Bùi Quang Nghiêm: Điều 7 của Luật Quảng cáo ghi rõ rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên là sản phẩm cấm quảng cáo nên việc các cửa hàng gắn nhãn hiệu, biểu trưng của các loại rượu mạnh trên biển hiệu, tủ, kệ đập vào mắt người đi đường đều được xem là vi phạm luật này.

Cửa hàng có biển hiệu có gắn nhãn hiệu, biểu trưng của các loại rượu mạnh có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (khoản 2 Điều 33 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa).

Cấm quảng cáo rượu, hiểu sao cho đúng? ảnh 1

Các cửa hàng rượu ở Hà Nội trưng bày nhãn hiệu, hình ảnh sản phẩm đập vào mắt người đi đường - một hành vi vi phạm Luật Quảng cáo có thể bị phạt đến 20 triệu đồng và buộc tháo dỡ biển hiệu.

Cấm quảng cáo rượu, hiểu sao cho đúng? ảnh 2

Một chai rượu hoành tráng chắn ngang cửa thang máy - một hình ảnh quảng cáo trái phép có thể khiến chủ nhà hàng bị phạt đến 30 triệu đồng.

Cửa hàng có tủ, kệ có gắn tên nhãn hiệu, biểu trưng của các loại rượu mạnh có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (điểm d khoản 5 Điều 30 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng biểu trưng, nhãn hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo).

Ngoài hình thức phạt tiền, cửa hàng vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải tháo dỡ biển hiệu hoặc yếu tố vi phạm.

. Hình ảnh quảng cáo rượu không chỉ đầy rẫy ngoài đường, người dân cũng bị tiếp xúc với hàng loạt hình ảnh các sản phẩm rượu mạnh được gắn trên tường, cửa ra vào, tủ kệ, cửa thang máy… của nhà hàng, quán bar, khách sạn, karaoke, vũ trường... Luật có cho phép hình thức quảng cáo này không?

+ Vẫn không được. Nghị định 75 (điểm d khoản 5 hoặc điểm e khoản 6 Điều 30) đã quy định: Hành vi sử dụng biểu trưng, nhãn hiệu thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào để quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 30 triệu đồng, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, buộc xóa hoặc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo.

. Vậy còn in tên hay logo nhãn hiệu rượu trên phông, màn sân khấu, brochures, ấn phẩm… trong các sự kiện văn hóa nghệ thuật, trình diễn thời trang, thể thao, vui chơi giải trí... thì sao? Họ có thể bị cơ quan chức năng “hỏi thăm” không?

Trong bối cảnh vi phạm quảng cáo rượu tràn lan ở các TP lớn, rất cần sự nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền pháp luật cũng như xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm. Qua đó, nhằm xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo việc thực thi pháp luật một cách đồng bộ và hiệu quả.

+ Nếu bị phát hiện, đơn vị tổ chức có thể bị phạt nặng. Nghị định 75 (khoản 2 và 3 Điều 32) đã nêu rõ những hành vi này là hành vi quảng cáo hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo trong các cuộc liên hoan, biểu diễn nghệ thuật, thời trang, giao lưu văn hóa, thi đấu thể dục thể thao, với mức phạt tiền cho các hành vi này là từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng.

. Chúng ta nói nhiều đến việc xử phạt những cơ sở kinh doanh rượu. Thế còn các đơn vị sản xuất ra các vật phẩm quảng cáo cho sản phẩm rượu mạnh thì sẽ bị chế tài như thế nào?

+ Đương nhiên họ cũng không “vô can” trong việc vi phạm này. Điểm d khoản 6 Điều 30 Nghị định 75 quy định hành vi sản xuất loại hàng hóa có quảng cáo cho hàng hóa, dịch vụ thuộc loại cấm quảng cáo (vật phẩm có chứa thông tin quảng cáo) sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng, bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xóa hoặc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo.

. Xin cảm ơn luật sư.

VŨ KHÁNH thực hiện

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm