Chỉ số huyết áp bao nhiêu thì gọi là tăng huyết áp?

(PLO)- Bệnh tăng huyết áp nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được sẽ dẫn tới các biến chứng, tiềm ẩn rủi ro lớn.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường.

Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Tăng huyết áp
Tại Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp là 25% đối với người trên 25 tuổi. (Ảnh minh họa)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2015 trên toàn thế giới có 25% nam giới, 20% nữ giới bị tăng huyết áp.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, gần 1/3 người lớn ở thành thị vùng Đông Nam Á có tăng huyết áp.

Riêng tại Việt Nam, tỉ lệ tăng huyết áp là 25% đối với người trên 25 tuổi, trong đó gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Cách đo huyết áp: mỗi lần đo huyết áp cần đo hai lần liên tiếp, cách nhau khoảng 1 phút ở tư thế ngồi.

Cần đo huyết áp 2 lần trong một ngày, tốt nhất là một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối.

Nếu người có huyết áp bình thường, cần đo lại huyết áp định kỳ 1 năm 1 lần.

Nếu người có nguy cơ cao, người tiền tăng huyết áp cần 3 đến 6 tháng đo huyết áp định kỳ.
BS Hà Hải Nam - Bệnh viện K (Hà Nội)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm