Chủ đầu tư TQ giải thích cột khói nhiệt điện Vĩnh Tân

00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4

Đại sứ quán Trung Quốc gần đây bắt đầu tổ chức các cuộc gặp gỡ báo chí để chia sẻ thông tin. Trong buổi họp báo sáng nay (26-7), cơ quan đại diện ngoại giao đã mời ông Trần Liên Thanh, đại diện cho Công ty Lưới điện Phương Nam CSG, trao đổi một số vấn đề liên quan tới công trình nhiệt điện Vĩnh Tân 1, đặt tại tỉnh Bình Thuận.

Đây là dự án BOT của hai cổ đông Trung Quốc gồm CSG, Công ty Năng lượng quốc tế CPIH và cổ đông Việt Nam là Tổng Công ty Điện lực TKV. Dự án có hai tổ máy 620 MW, trong đó tổ máy số 1 đã đi vào vận hành thử nghiệm hồi tháng 4, trước kế hoạch năm tháng. Tổ máy số 2 vừa rồi được tiến hành dọn vệ sinh đường ống, để có thể chạy thử nghiệm.

Đại sứ quán Trung Quốc giới thiệu về một số dự án đầu tư của nước này tại Việt Nam. 

Thời gian vừa qua, dự án này xuất hiện hai vấn đề mà dư luận quan tâm, đều liên quan đến những lo ngại về môi trường. Đầu tiên là việc nạo vét cảng than, mà phương án ban đầu sẽ nhận chìm vật chất nạo vét ở khu vực gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau, sau đó được điều chỉnh sang phương án dùng bùn, cát nạo vét để san lấp mặt bằng cảng dịch vụ Vĩnh Tân. Tiếp theo là sự việc phun vệ sinh đường ống, gây cột khói vàng lớn.

Khi đi vào vận hành tổ máy số 2 thì có cần nạo vét tiếp không và phương án nạo vét khi có bồi lấp trong quá trình khai thác cảng than sau này là thế nào? Trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Liên Thanh cho biết việc nạo vét vừa qua là cho cả càng than dùng chung cho hai tổ máy.

Về lâu dài, quá trình vận hành thì có thể bị bồi lấp nhưng với kinh nghiệm cảng than Nhà máy Vĩnh Tân 2 vận hành thương mại từ đầu năm 2015 thì đến nay vẫn chưa có bồi lấp đáng kể. “Nếu sau này cần phải nạo vét thì chúng tôi sẽ lập dự án, báo cáo xin phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật”.

Ông Trần Liên Thanh, đại diện cho Công ty Lưới điện Phương Nam (phải), tại buổi họp báo. Ảnh: VIẾT THỊNH

Về khói bụi khi vệ sinh đường ống tổ máy số 2, ông Thanh cho biết đây là công đoạn bắt buộc và bình thường ở các dự án công nghiệp.

“Chúng tôi phải sử dụng khí áp lực cao để thổi các tạp vật còn trong đường ống sau quá trình lắp đặt. Ở lần thông thổi đầu tiên, có nhiều tạp vật như vậy bay lên độ cao khoảng 30 m, sau đó rơi xuống trong bán kính khoảng 10 m. Tất cả đều trong khu vực nhà máy nên không ảnh hưởng tới dân cư. Những lần thông thổi tiếp theo thì gần như không có gì nên hoàn toàn an toàn”.

Về yêu cầu của UBND tỉnh Bình Thuận trong việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục chạy thương mại tổ máy 1 và chạy thử tổ máy 2, ông Thanh cho biết các chủ đầu tư sẽ tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo ông, công nghệ đốt than và lọc bụi ở Vĩnh Tân 1 theo đúng yêu cầu của phía Việt Nam là phải loại “siêu tới hạn”, hiện đại nhất Trung Quốc hiện nay. Nên đây sẽ là công trình kiểu mẫu, là dự án chất lượng, tiêu biểu cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam với tinh thần “tiên tiến, tin cậy, màu xanh”.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 28-4: 2 mẹ con bị cướp 2 lần trong đêm; Vì sao bạn gái Bùi Đình Khánh bị bắt?

Bản tin trưa 28-4: 2 mẹ con bị cướp 2 lần trong đêm; Vì sao bạn gái Bùi Đình Khánh bị bắt?

(PLO)- Bắt thêm bạn gái Bùi Đình Khánh và 7 bị can trong chuyên án ma túy; Hà Nội: Cháy nhà lúc rạng sáng làm 4 người thương vong; Tạm giữ giám đốc công ty sản xuất bột canh, mì chính giả; Khởi tố 2 người mua bán tài khoản ngân hàng ở tỉnh Lâm Đồng; Mẹ con người phụ nữ bị cướp 2 lần trên 1 đoạn đường trong đêm.

Đọc thêm

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Khu di tích lịch sử quốc gia chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa thăm Khu di tích lịch sử quốc gia chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng

(PLO)-  Tại Khu di tích lịch sử quốc gia chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng (tỉnh Bình Phước), ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã dâng hương, dâng hoa và dành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho độc lập của Tổ quốc.

Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam – Nhật Bản

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản bày tỏ mong muốn phát triển sâu rộng hơn nữa mối quan hệ trên toàn diện các lĩnh vực từ kinh tế cho đến quốc phòng, an ninh, công nghệ, giao lưu nhân dân, an ninh, an toàn hàng hải...