Đưa keo lai U Minh Hạ vượt đại dương: kỳ vọng trong tầm tay

(PLO)-Rừng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đang bước vào một vận hội mới, với doanh thu cho người trồng rừng có thể đạt hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và ngân sách tỉnh này cũng sẽ có phần không nhỏ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Với vận hội ấy, cây keo lai đã và đang tạo ra công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động.

Vận hội ngàn tỷ

Sau ngày giải phóng, thống nhất đất nước, rừng U Minh Hạ trong nhiều thập kỷ liền được xem là vùng đất “túi nghèo” của tỉnh Cà Mau. Nơi đây, kinh tế rừng gần như không hiệu quả, trong khi cư dân sống dựa chủ yếu vào nghề này. Hoạt động cứu trợ, cứu đói diễn ra thường xuyên, tỷ lệ nghèo cao nhất tỉnh kéo dài nhiều thập kỷ.

Mãi đến những năm 2010, được chủ trương của Bộ NN & PTNT, người dân ở U Minh Hạ bắt đầu chuyển đổi cây rừng trồng từ tràm nước bản địa sang cây keo lai. Qua hơn 10 năm trải nghiệm, cư dân rừng tràm đã khẳng định cây keo lai thực sự phù hợp với đất rừng U Minh Hạ, dễ trồng và năng suất cao hơn nhiều vùng đất khác.

Cùng với tình hình giá viên gỗ nén trên thế giới tăng cao, với những nhà đầu tư lớn, đầu tư bài bản vào lĩnh vực kinh tế rừng, nguồn thu từ gỗ rừng trồng ở tỉnh Cà Mau đón lấy vận hội ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Chỉ tính riêng lĩnh vực trồng và chế biến gỗ từ cây keo lai, trong năm 2023, Cà Mau cầm chắc số tiền vài ngàn tỷ đồng. Trong khi năm 2021, chính quyền tỉnh Cà Mau tổng hợp nguồn thu từ gỗ rừng trồng toàn tỉnh, tức kể cả bên cánh rừng đước chỉ đạt 268 tỷ đồng.

Theo báo cáo từ cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, tổng diện tích trồng rừng thâm canh ở khu vực rừng U Minh Hạ là 22.400 ha. Trong đó, keo lai chiếm gần 50%, tức khoảng 10.000 ha (số liệu tháng 12-2022 từ Chi cục kiểm lâm Cà Mau). Hiện nay, diện tích trồng keo lai mở rộng liên tục, do cây tràm bản địa rớt giá, người dân chuyển hướng sang keo lai. Trong năm 2022 trồng mới 1.424 ha keo lai.

Với chu kỳ 5 năm khai thác một lần, từ 2023, tỉnh Cà Mau sẽ khai thác không dưới 2.000 ha keo lai. Giá bán cây đứng tại rừng hiện nay bình quân 300 triệu đồng/ha, Cà Mau sẽ có 600 tỷ đồng/năm.

Trụ sở và nhà máy gỗ Hùng Dũng HD

Trụ sở và nhà máy gỗ Hùng Dũng HD

Tuy nhiên, nhờ sự hiện diện của nhà máy chế biến gỗ của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD, gỗ keo lai Cà Mau đã gần như không còn phải bán nguyên liệu thô, mà được gia tăng giá trị lên nhiều lần. Chẳng hạn với mặt hàng viên gỗ nén, nếu bán nguyên liệu thô, mỗi 1,6 tấn keo lai chỉ thu được số tiền 1,6 triệu đồng. Nhưng với số gỗ này, được chế biến sẽ cho ra 1 tấn viên gỗ nén thành phẩm có giá bán hiện này là 186 USD, tương đương 4,3 triệu đồng.

Năng suất rừng trồng hiện nay đã đạt được 500 tấn/ha. Như vậy, việc khai thác mỗi năm 2.000 ha rừng, Cà Mau sẽ có một sản lượng gỗ nguyên liệu lên đến 1 triệu tấn/năm. Số gỗ này sau khi chế biến sẽ cho ra 625.000 tấn viên nén, đem về cho Cà Mau một nguồn ngoại tệ tương đương 116 triệu USD, tầm khoảng 2.700 tỷ đồng.

Một góc xưởng sản xuất của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD

Một góc xưởng sản xuất của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD

Bài toán trên được ước tính ở khả năng tối thiểu, bởi thực tế hiện nay, nhà máy gỗ của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau đang chế biến đồng thời nhiều mặt hàng giá trị tăng cao hơn cả viên nén, như: gỗ ghép thanh, phôi gỗ keo lai, mùn cưa ép khối…

Đưa keo lai U Minh Hạ vượt đại dương, kỳ vọng trong tầm tay

Năm 2022 có thể nói là năm khởi sắc chưa từng có của nghề sản xuất kinh doanh keo lai ở Cà Mau. Hàng loạt các hoạt động mới mẻ đã diễn ra dưới tán rừng keo lai ở U Minh Hạ, hướng đến mục tiêu đưa keo lai U Minh Hạ vượt đại dương, tiến vào cả các quốc gia “khó tính” nhất, kể cả Nhật Bản.

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rừng keo lai đã mở nhiều lớp tập huấn trồng rừng bền vững cho công nhân nghề rừng và người dân địa phương. Hệ thống kiến thức mới về trồng, quản lý, khai thác gỗ keo lai theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế FSC-COC/W… bắt đầu lan toả.

Nhờ đó, người ta thấy những cánh rừng keo lai ở U Minh Hạ ngày càng đẹp hơn, đặc biệt là ở hệ thống các cánh rừng keo lai của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau. Ở đó không có rác thải sinh hoạt, không có rác thải nhựa và không có cả lau sậy, choại dớn như vẫn thường thấy ở những năm trước đây.

Làm cỏ, thu gom rác cho rừng. Ghi chép toàn bộ quá trình từ cây giống loại gì, xuất xứ ở đâu, ngày tháng năm nào trồng, mức độ tăng trưởng… Đó là những việc làm rất mới của nông dân địa phương chúng tôi. Trước đây, bà con ở đây cứ trồng xong là thôi, đi làm việc khác mưu sinh, chờ đến kỳ thu hoạch”, anh Nguyễn Văn Dương, người dân ở khu rừng keo lai thuộc xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau nói.

Một số sản phẩm của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau

Một số sản phẩm của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau

Một số sản phẩm của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau
Một số sản phẩm của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau
Một số sản phẩm của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau
Một số sản phẩm của Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau

Cư dân địa phương cũng cảm nhận rõ nét sự thay đổi của rừng sản xuất ở quê hương này. Anh Dương nói tiếp: “Kể từ khi có các doanh nhân đầu tư vào rừng, hiệu quả nghề rừng tăng lên mỗi năm. Tôi nhớ trước đây mới trồng keo lai, do thiếu chăm sóc, ít kiến thức, nên hiệu quả chỉ khoảng 100 triệu đồng/ha/chu kỳ trồng. Thậm chí rất nhiều hộ chỉ thu hoạch được 40-50 triệu đồng/ha/chu kỳ. Nhưng bây giờ, bà con đã thu được số tiền đến 300 triệu đồng/ha/chu kỳ, thậm chí cá biệt có hộ thu được 400 triệu đồng/ha/chu kỳ trồng keo lai. Tôi cho rằng sự phát triển này nhờ chủ yếu vào việc bà con học theo các doanh nghiệp, lên liếp đúng chuẩn, trồng đúng giống chất lượng, vệ sinh rừng định kỳ…”.

Năng suất rừng trồng hiện nay đã đạt được 500 tấn/ha. Như vậy, việc khai thác mỗi năm 2.000 ha rừng, Cà Mau sẽ có một sản lượng gỗ nguyên liệu lên đến 1 triệu tấn/năm. Số gỗ này sau khi chế biến sẽ cho ra 625.000 tấn viên nén, đem về cho Cà Mau một nguồn ngoại tệ tương đương 116 triệu USD, tầm khoảng 2.700 tỷ đồng.

Năm 2022 cũng là năm mà người dân trồng keo lai ở U Minh Hạ chứng kiến những cuộc đấu giá gỗ keo lai cạnh tranh chưa từng có. Bởi các doanh nghiệp mua gỗ ngoài tỉnh nay đã gặp phải “đối thủ” nặng ký là Công ty XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau. Kết quả là giá bán keo lai của người dân U Minh Hạ luôn cao hơn, thậm chí rất cao so giá khởi điểm, một chuyện hiếm khi xảy ra trong quá khứ.

Những ngày cận tết 2023, Công ty XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau đã ký kết thêm các hợp đồng bán sản phẩm từ gỗ keo lai U Minh Hạ với các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản. Theo nguồn tin, một con tàu 10.000 tấn từ Nhật Bản sẽ cập Cảng Năm Căn Cà Mau vào đầu năm 2023 để mở đầu cho hành trình mới, vượt đại dương của keo lai rừng U Minh Hạ.

Và không còn gì nghi ngờ, nguồn ngoại tệ hàng trăm triệu USD mỗi năm sẽ về với tỉnh Cà Mau. U Minh Hạ sẽ thoát khỏi hoàn toàn cái biệt danh “túi nghèo của tỉnh”. Ngân sách tỉnh Cà Mau cũng sẽ tăng cao hơn nhờ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp khi nghề gỗ keo lai trên địa bàn bắt đầu gặt hái triệu đô.

Công ty TNHH XNK Gỗ Hùng Dũng HD Cà Mau đang có 2.000 ha rừng keo lai và đang liên kết liên doanh với nông dân để mở rộng vùng nguyên liệu keo lai đạt tiêu chuẩn quốc tế FSC. Công ty cũng đang sở hữu nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu với công suất 200.000 tấn nguyên liệu/năm. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống nhà máy băm gỗ dăm, xẻ phôi gỗ keo ở nhiều nơi trong tỉnh.

Các mặt hàng công ty đang sản xuất, như: Viên gỗ nén, gỗ keo ghép thanh, mùn cưa ép khối, phôi gỗ keo lai.

Chi tiết về công ty, tham khảo thông tin trên website: www.hdgocamau.com;

ĐT: 0888.525252 – 0969.525252.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm