Đến hẹn lại lên, cứ vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, người dân cả nước lại nô nức đổ về thành phố Việt Trì, nơi có khu di tích Đền Hùng để trẩy hội. Chính vì thế, mỗi năm, lượng hành khách đổ về khu di tích đền Hùng thường lên đến hàng triệu người. Nhất là trong ngày khai hội, con số này còn tăng vọt, khiến cho khu di tích xảy ra tình trạng quá tải. Người sau đẩy người trước, buộc họ phải tiếp tục bước đi chứ không có lựa chọn "đứng im" hay "quay trở lại".
Tại khu vực cổng chính, tình trạng ùn ú, tắc nghẽn lập tức diễn ra sau giờ mở cửa.
Dòng người phải nhích từng bước rất nhỏ, kéo dài hàng giờ liền trong khuôn viên của lối đi. Để kịp góp mặt, dâng hương tại các Đền chính thuộc khu di tích, du khách năm nay đã lựa chọn một hướng khác là... "đường rừng", bất chấp mọi cảnh báo nguy hiểm.
Vừa qua cổng chính, trong khi hàng nghìn người đang kiên nhẫn nhích từng bước chân dưới lối đi chung của khu di tích, một số người đã chọn cách "băng rừng" làm lối đi riêng.
Nhanh chóng, rất nhiều người "học tập" vì nghĩ rằng đây là một con đường thông thoáng.
Từ trẻ em cho đến người lớn tuổi, tất cả đều thi nhau... vượt rừng!
Rất nhiều chướng ngại vật xuất hiện ngay từ đầu cuộc hành trình.
Nhiều đoạn phải nằm hẳn ra do không có cành cây bám víu.
Nhiều bạn trẻ khá hào hứng chụp lại khoảnh khắc "vượt rào" thành công.
Toàn cảnh dòng người "chạy đua" vượt rừng.
Trước đó, ban tổ chức đã bố trí rào thép chắc chắn để cảnh báo con đường ẩn chứa nhiều nguy hiểm này.
Tuy nhiên, các du khách vẫn "bất chấp" tất cả để vượt rào.
Hay phải "chui rào" khổ sở như thế này...
Người đàn ông này "quằn" mình vì gai thép.
Sau khi nhiều người đi qua, rào thép méo bắt đầu để lại lỗ trống lớn.
Cụ già cũng chịu khó"chui rào" nhanh để tránh biển người chen chúc phía dưới.
Đường rừng "mở lối" do rào thép đã mất dần tác dụng.
Càng lên cao, đoàn người càng dễ nghe tiếng khóc thét của những đứa trẻ...
Bé gái này tỏ ra rất hoảng sợ khi phải leo những đoạn đường trơn, trượt, không có chỗ bám víu chắc chắn.
Có những lúc, em khóc thét lên vì quá hoảng sợ. Bàn tay bám chặt lấy những gốc cây, ngọn cỏ yếu ớt khi đôi chân không tìm được điểm tựa an toàn.
Và em cầu cứu sự trợ giúp trong hoảng loạn.
Một bàn tay người lớn đã nắm được tay em, nhưng cuộc hành trình của cô bé vẫn chưa kết thúc!
Nhiều cây rừng bị xé toạc để làm dây răng, dây kéo cho du khách.
Cơn mưa buổi sáng sớm làm cho đường đất càng trở nên trơn trượt. Tuy nhiên, nước ở đoạn đường này không phải là nước mưa thông thường, đây là nước thải từ một nhà vệ sinh thải ra, du khách buộc phải trải qua đoạn đường này nếu muốn tiếp tục hành trình.
Nhiều người chọn cách băng qua gầm của một căn nhà để tránh dòng nước thải. Phía bên trên, căn nhà được xây kiên cố với mục đích làm nhà vệ sinh công cộng.
Phía trên của căn nhà.
Do lượng người băng qua đoạn đường quá đông, đường ống dẫn nước thải đã bị vỡ.
Nước thải hôi thối, bốc mùi nồng nặc khiến ai qua đây cũng phải bịt mũi, khó chịu. Trong một số trường hợp, nhiều người vẫn phải chấp nhận lội đất nếu không muốn ngã vì quá trơn.
Những hình ảnh trong chặng đường vất vả.
Liên tục những đợt "vượt rào" được thực hiện ở các khu vực.
Các em nhỏ được người lớn cho đi "trèo rừng".
Trong đoàn người chọn đường rừng làm chuyến đi hành hương của mình, có lẽ chính những đứa trẻ sẽ là những người có trải nghiệm ám ảnh
Hy vọng với những nỗ lực mà ban tổ chức khu di tích đang cố gắng thực hiện qua các năm, mỗi người dân đến tham dự lễ hội cũng nên có ý thức chấp hành đúng nội quy, đảm bảo an toàn cho bản thân và giữ gìn an ninh trật tự chung cho toàn lễ hội, để văn hóa lễ hội, văn hóa ứng xử ngày càng văn minh hơn.
Theo kenh14