Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng để... bù đắp ngân sách

Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), đã giải thích như trên tại cuộc họp báo quý I-2017 của Bộ Tài chính, chiều 10-4.

Ông Thi cho biết: Ngày 10-3, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký Tờ trình số 78 về đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội (dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp tháng 10-2017).

Tại đề xuất đề nghị xây dựng dự án luật đã đề xuất sửa đổi nhiều nội dung của Luật Thuế BVMT, trong đó có đề xuất điều chỉnh khung thuế đối với một số hàng hóa như xăng dầu.

Xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở diện rộng. Các nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế BVMT nhằm mục đích BVMT với các tên gọi khác nhau như thuế nhiên liệu, thuế năng lượng, thuế phương tiện...

Theo Luật Thuế BVMT hiện hành thì xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế với khung thuế 1.000-4.000 đồng/lít.

Theo ông Thi, mức thuế BVMT cụ thể hiện hành đối với xăng dầu đã bằng mức tối đa trong khung thuế. Với điều kiện phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và giá xăng dầu của Việt Nam hiện thấp hơn so với giá xăng dầu của các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế BVMT 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít.

Ông Thi cho rằng việc đề xuất điều chỉnh khung thuế đối với xăng dầu là nhằm chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.

Đảm bảo tính ổn định của luật, trình UBTV Quốc hội kịp thời điều chỉnh mức thuế cụ thể trong khung quy định mà Quốc hội đã giao cho Ủy ban TVQH để đảm bảo lợi ích quốc gia trong trường hợp giá dầu thế giới có biến động lớn

Tránh chênh lệch nhiều về giá bán xăng dầu của Việt Nam với các nước có chung đường biên giới; nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường và khuyến khích sản xuất, sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường.

Trước đó, Bộ Ngoại giao đưa ra ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nên cân nhắc sự cần thiết và lộ trình thực hiện việc nâng khung thuế với xăng dầu. Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí. Bộ này cũng kiến nghị bổ sung đánh giá tác động về kinh tế-xã hội đối với phương án nâng khung thuế của xăng trong dự thảo.

Bộ Tư pháp cho rằng Bộ Tài chính cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu,... cao gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.