RượuChỉ cần 3 ly rượu là hoocmon leptin, một loại hoocmon kiềm chế cảm giác đói, giảm xuống đến 30%. Các nhà khoa học phát hiện ra rượu tác động trực tiếp đến phần dưới đồi của não, kích thích phần này khiến chúng ta thèm khát được nạp nhiều calo hơn.
Món mì Pasta trắng: Một khẩu phần mì Pasta thường chỉ có nửa cốc mì ống, khiến bạn không thể no được. Một bữa ăn thường của bạn là phải gấp 8 lần số đó. Khi bạn nạp vào quá nhiều đường tinh chất, cơ thể bạn sẽ bị quá tải insulin làm giảm đường trong máu và khiến bạn có cảm giác đói hơn nữa.
Bột ngọt: Chúng ta dùng rất nhiều bột ngọt. Theo những nghiên cứu, chất này làm tăng sự thèm ăn lên đến 40% và có thể là một trong những tác nhân then chốt của bệnh béo phì. Hơn nữa, tác động này có thể cộng gộp dần theo thời gian. Cho nên, càng dùng nhiều bột ngọt, bạn càng ăn nhiều.
Bột nhồi làm bánh: Loại bột trắng dùng để làm các món bánh nướng ngon lành này thường đã qua xử lý bỏ cám, lớp vỏ ngoài, chỉ còn tinh gạo không có chất xơ cho cảm giác no bụng. Ăn nhiều bánh thì insulin sẽ tăng, và bạn không thể no lâu. Ngoài ra, các món thạch, kem sữa trứng, socola cũng có tác dụng tương tự.
Khoai tây chiên: Một củ khoai tây chứa toàn carbohydrates dạng đơn có kích thước phân tử nhỏ mà cơ thể chúng ta hấp thu và chuyển hóa rất nhanh, nghĩa là lượng insulin sẽ tăng đột biến. Sự gia tăng insulin khiến đường trong máu giảm, tác động đến cảm giác đói và sinh lực, làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi và muốn ăn nhiều hơn.
Pizza: Bánh Pizza thường được làm từ bột trắng nhào, dầu chưa bão hòa, pho mát chế biến, và chất phụ gia bảo quản. Những thành phần này khiến đường trong máu giảm, sinh ra hoocmon kích thích phần điều tiết cảm giác đói của não bộ.
Bánh mì trắng: Tương tự như bánh ngọt, bánh mì trắng làm từ bột mì tinh chất kích thích chất insulin. Đây là loại thực phẩm gây hạ đường huyết cao độ, do đó, nó được tiêu hóa nhanh và làm bạn ăn nhiều hơn mức định sẵn.
Hãy chọn loại bột làm bánh có chứa cám để giữ bạn no lâu hơn.
Nước ép trái cây: Tuy cũng làm từ rau quả, nhưng nước ép trái cây không có chất xơ và thường chỉ là một loại thức uống có đường. Chất xơ mới giữ cho bạn no lâu.
Bột của trẻ em: Hay bất kỳ một loại bột ngũ cốc nào có hàm lượng đường cao và chất xơ thấp. Những loại thực phẩm này sẽ khiến đường trong máu tăng vào lúc đầu, rồi sau đó đột ngột hạ thấp. Cảm giác no ban đầu qua nhanh để bạn càng đói hơn.
Đường hóa học: Mỗi khi bạn uống một ly soda ăn kiêng làm từ đường hóa học hay bỏ một viên đường nhân tạo vào cà phê, não của bạn mong chờ được tăng cường năng lượng như chất đường bình thường. Nhưng chất đường hóa học này không có tác dụng đó, và cơ thể cố gắng bù đắp năng lượng thiếu hụt này, tạo ra cơn đói.
Chất ngọt nhân tạo có thể đáp ứng vị giác của bạn, nhưng không thể đánh lừa não bộ sản xuất dopamine là chất cho cảm giác thỏa mãn. Do đó, chất thay thế đường không thực sự là thay thế, mà còn khiến cơ thể bạn thèm đường hơn.