Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn bánh pizza không?

Theo Healthline, tuân theo một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh và chất xơ, không chỉ tốt cho người bị bệnh tiểu đường, mà tốt cho tất cả chúng ta. 

Những người bị bệnh tiểu đường thường được khuyên rằng, nên tránh hoặc giảm tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống, bao gồm đồ uống có đường, ngũ cốc tinh chế và kẹo,... 

Vậy, những người mắc bệnh tiểu đường có thể thưởng thức các loại thực phẩm thường bị coi là “không tốt cho sức khỏe”, chẳng hạn như bánh pizza không?

Pizza có an toàn cho người bị bệnh tiểu đường không?

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể thưởng thức tất cả các loại bánh pizza. Tuy nhiên, việc hạn chế ăn bánh pizza là một ý kiến hay cho tất cả mọi người, không chỉ những người mắc bệnh tiểu đường. Dưới đây là những nguyên do: 

Chứa nhiều carbs tinh chế 

Bất kể bạn có bị tiểu đường hay không, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thường khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ carbs tinh chế, bao gồm cả bột mì trắng được sử dụng để làm vỏ bánh pizza.

Nhưng những người có vấn đề về quản lý lượng đường trong máu, chẳng hạn như những người mắc bệnh tiểu đường, cần đặc biệt lưu ý đến lượng tinh bột và tổng lượng tinh bột mà họ đang tiêu thụ.

Người bị tiểu đường có thể ăn pizza, nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Ảnh: John Puah/Stocksy United

Nghiên cứu được công bố trên PubMed Central đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều tinh bột tinh chế và thực phẩm chế biến cực nhanh như pizza đông lạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, hemoglobin A1c cao hơn (một dấu hiệu quản lý lượng đường trong máu lâu dài), lượng đường trong máu lúc đói cao hơn. 

Nói chung, nếu bạn bị tiểu đường, bạn nên theo dõi tổng lượng carb nạp vào cơ thể, bao gồm cả các loại carbs bạn đang tiêu thụ. Điều này là do carbs là chất dinh dưỡng đa lượng có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu của bạn.

Tùy thuộc vào từng loại, một lát bánh pizza phô mai 100 gram có thể chứa khoảng 30 gram carbs, trong khi cung cấp một lượng tương đối nhỏ protein và chất xơ tối thiểu.

Hãy nhớ rằng hàm lượng carb trong một miếng bánh pizza có thể cao hơn nhiều tùy thuộc vào độ dày của vỏ bánh, kích thước của miếng bánh và lớp phủ bên ngoài.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), giá trị hàng ngày (DV) cho carbs đối với một người ăn 2.000 calo mỗi ngày là 275 gram. 

Nhiều natri

Pizza chứa rất nhiều natri, có thể là vấn đề đối với một số người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường.

Một khẩu phần 200 gram bánh pizza phô mai có thể chứa 1.248 mg natri, cao hơn 50% giới hạn natri hàng ngày được khuyến nghị.

Đây là một mối quan tâm, vì những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nhiều khả năng bị cao huyết áp, có thể bị ảnh hưởng bởi lượng muối ăn nhiều. 

Chứa nhiều chất béo bão hòa

Theo FoodData Central, một khẩu phần 200 gram bánh pizza phô mai có thể cung cấp 10 gram chất béo bão hòa. 

Chế độ ăn giàu chất béo bão hòa cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường bằng cách góp phần vào việc kháng insulin, ảnh hưởng tiêu cực đến việc quản lý lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người mắc bệnh tiểu đường phải tránh ăn pizza hoàn toàn. Chỉ cần bạn cân nhắc điều độ lượng ăn pizza, cũng như các loại thực phẩm giàu carbs tinh chế khác và phần lớn chế độ ăn uống của bạn nên bao gồm thực phẩm toàn phần, giàu chất dinh dưỡng, theo Healthline.

Theo Healthline

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.