ARF sẽ thảo luận về biển Đông

Ngày 2-7 tới, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 20 sẽ khai mạc tại Brunei. Các bộ trưởng Ngoại giao và các quan chức cấp cao của 27 nước sẽ tham dự. Hãng tin Kyodo (Nhật) tiết lộ dự thảo tuyên bố của chủ tịch ARF sẽ bao gồm các nội dung chính như sau:

- Nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc dàn xếp hòa bình các tranh chấp ở biển Đông thông qua đàm phán và tham vấn thân thiện giữa các quốc gia có chủ quyền có tranh chấp trực tiếp và trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển.

- Hoan nghênh các nỗ lực hướng đến hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) trên cơ sở đồng thuận. Khen ngợi các nước ASEAN và Trung Quốc đã nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông.

ARF sẽ thảo luận về biển Đông ảnh 1

Ngày 25-6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được người đồng cấp Saudi Arabia Saud al-Faisal đón tiếp tại sân bay Jeddah. Sau chuyến công du vùng Vịnh, ông sẽ sang Brunei dự Diễn đàn khu vực ASEAN. Ảnh: AP

- Bày tỏ lo ngại diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên. Kêu gọi CHDCND Triều Tiên tuân thủ các nghĩa vụ trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ và các cam kết trong Tuyên bố chung năm 2005 của vòng đàm phán sáu bên.

Trang tin Rapper (Philippines) ngày 26-6 đăng bài viết dẫn lời TS Ralf Emmers ở Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc ĐH Công nghệ Nam Dương (Singapore) nhận định lạc quan: “Biển Đông không còn là mối bất đồng giữa Trung Quốc và ASEAN. Bởi có nhiều tuyến giao thương băng qua biển Đông nên các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, ngày càng gia tăng quan tâm đến khu vực này”.

Bài viết ghi nhận sự góp mặt của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry tại Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới sẽ là minh chứng rõ ràng cho thấy Washington thực sự hướng chú ý đến khu vực và ông John Kerry có thể thúc đẩy các bên cam kết tôn trọng nguyên tắc tự do hàng hải ở biển Đông.

Bài viết dẫn lời TS Ian Storey ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) ghi nhận vụ tàu tuần tra Philippines bắn tàu cá của ngư dân lãnh thổ Đài Loan không phải là biến cố đầu tiên ở biển Đông và có thể cũng không phải là biến cố cuối cùng.

Bài viết nhắc lại tại cuộc hội thảo ở Bangkok (Thái Lan) với chủ đề Đoàn kết ASEAN và những thách thức hàng hải ở biển Đông và châu Á-Thái Bình Dương hôm 20-6, bà Tô Hiểu Huy, Phó Giám đốc Ban Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Viện Nghiên cứu quốc tế của Trung Quốc), phát biểu Trung Quốc sẽ không chấp nhận xem COC là một giải pháp dứt khoát về vấn đề biển Đông.

Bà chỉ trích Mỹ đang đóng vai trò tiêu cực ở biển Đông và khẳng định Trung Quốc sẽ chấm dứt xu hướng quốc tế hóa vấn đề biển Đông và sẽ tiếp tục đàm phán trực tiếp với từng bên tranh chấp.

Bài viết nhận định với quan điểm cứng rắn như thế, không ai mong chờ có đột phá trong vấn đề biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN sắp tới.

Báo Sankei Shimbun (Nhật) ngày 26-6 đưa tin Bộ Quốc phòng Nhật đang nghiên cứu kế hoạch bố trí tên lửa đạn đạo đạt tầm bắn 400-500 km để bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Dự kiến tên lửa sẽ được bố trí từ năm 2014 tại đảo Okinawa. Kế hoạch chi tiết sẽ được đệ trình vào tháng 7. Nếu kế hoạch được thực hiện thì đây là lần đầu tiên lực lượng phòng vệ Nhật trang bị vũ khí tấn công tầm xa. Hãng tin RIA Novosti (Nga) cho biết theo Bộ Quốc phòng Nhật, tên lửa đủ khả năng bắn xa 500 km trong vòng 5 phút. H.DUY

THẠCH ANH

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Chiến sự Nga-Ukraine 10-12: Kiev phát hiện Moscow dồn quân, vũ khí về Mariupol, định đổ bộ Luhansk; vợ ông Zelensky lên tiếng chuyện viện trợ

Chiến sự Nga-Ukraine 10-12: Kiev phát hiện Moscow dồn quân, vũ khí về Mariupol, định đổ bộ Luhansk; vợ ông Zelensky lên tiếng chuyện viện trợ

(PLO)- Chiến sự Nga-Ukraine vẫn nóng khi Moscow nói tấn công gây thiệt hại cho 103 đơn vị tác chiến của Ukraine; Phu nhân Tổng thống Zelensky cảnh báo Ukraine sẽ gặp nguy vì thiếu viện trợ nước ngoài; Nga tái khẳng định mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.