Vụ xác nhận thừa 2 chữ: Xã đã cấp giấy kết hôn

Sau khi UBND phường 8 (quận Tân Bình, TP.HCM) thực hiện chỉnh sửa bỏ hai chữ “hiện tại” giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh Phan Quốc Ân thì anh đã mang giấy chỉnh sửa về UBND xã Hưng Long A, huyện Lấp Vò để thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Đã có giấy kết hôn, sẽ làm khai sinh cho con

“Trưa 4-11, khi xã từ chối giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của tôi, ngay lập tức tôi bắt xe về lại TP.HCM trong ngày. Đến chiều cùng ngày, tôi đã kịp đến UBND phường 8 để điều chỉnh theo yêu cầu của xã. Trưa 5-11, vợ chồng tôi đến UBND xã nộp lại giấy và chúng tôi đã được cán bộ thực hiện đăng ký kết hôn chỉ mất chưa đầy một tiếng đồng hồ. Giờ tôi có giấy kết hôn trong tay, tôi mừng lắm! Sắp tới tôi sẽ làm khai sinh cho hai con tôi” - anh Ân phấn khởi nói.

Ngày 7-11, Pháp Luật TP.HCMcó đăng bài “Hành dân đi lại 100 km chỉ vì giấy tờ thừa 2 chữ” phản ánh vụ việc của anh Phan Quốc Ân (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) phải chạy đi chạy về từ TP.HCM và Đồng Tháp để lo thủ tục đ?ng k? k?t h?n v??ăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con.

Tuy nhiên, khi đến xã Hưng Long A (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp), địa chỉ thường trú của vợ anh, để đăng ký kết hôn thì bị cán bộ xã nơi đây từ chối giải quyết.

Lý do xã này từ chối vì theo Điều 25 Thông tư 15/2015 của Bộ Tư pháp, tại mục “Tình trạng hôn nhân” phải ghi chính xác về tình trạng hôn nhân hiện tại của người đó. Nếu chưa bao giờ kết hôn thì ghi “Chưa đăng ký kết hôn với ai”. Nếu có đăng ký kết hôn nhưng đã ly hôn và chưa kết hôn mới thì ghi “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số... ngày... tháng... năm... của Tòa án nhân dân...; hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”…

Như vậy, giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân mà UBND phường 8 (quận Tân Bình, TP.HCM), nơi thường trú của anh, xác nhận thừa hai chữ “hiện tại”.

Người dân làm thủ tục hộ tịch tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Ảnh: HTD

Sẽ xác nhận đúng quy định

Liên quan đến việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong trường hợp này, một đại diện UBND phường 8 (quận Tân Bình) cho biết: Dù rằng việc ghi thêm chữ “hiện tại” nếu xét về điều kiện thì người dân đã đủ điều kiện để kết hôn, vì xác nhận như vậy vẫn không gây nhầm lẫn với trường hợp khác. Tuy nhiên, khi xem kỹ hướng dẫn của Thông tư 15/2015 thì phường thực hiện xác nhận thừa chữ. Phường đã chỉnh sửa lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho anh Ân theo đúng câu chữ đã được quy định. Qua vụ việc này, thời gian tới phường 8 sẽ xác nhận đúng câu chữ theo hướng dẫn.

Nhiều địa phương còn xác nhận thừa chữ

Theo ghi nhận của chúng tôi thì một số giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các địa phương như UBND xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành, Đồng Tháp; UBND phường Phước Tiến, TP Nha Trang trong trường hợp tương tự vẫn ghi: “Hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”. Nghĩa là đã ghi thừa hai chữ “hiện tại”. Việc xác nhận như vậy vẫn được một số địa phương chấp nhận và giải quyết cho người dân đăng ký kết hôn. 
Tuy nhiên, xét theo quy định thì ghi như vậy là không đúng và người dân có thể gặp khó như trong trường hợp của anh Ân.

Ông Nguyễn Thanh Duy Tân (Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết từ trước đến nay phường này vẫn luôn thực hiện theo đúng hướng dẫn trong Thông tư 15/2015 của Bộ Tư pháp. Cụ thể, trong trường hợp tương tự, phường sẽ ghi trong giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với nội dung: “Chưa đăng ký kết hôn với ai”.

Cán bộ làm sai, sao bắt dân phải chịu?

Sau bài viết “Hành dân đi lại 100 km chỉ vì giấy tờ thừa 2 chữ”, nhiều bạn đọc đã bình luận nêu ý kiến về việc này.

• Mong Nhà nước sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào và quản lý dữ liệu cập nhật thông tin dân cư bằng phần mềm. Chỉ cần nhập vào đó tên A tình trạng thế nào thì ở đâu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng xem được, người dân khỏi phải chạy tới chạy lui xin giấy xác nhận Lê Thị Ngọc Thúy

• Cán bộ phải tạo điều kiện cho dân làm đúng luật, miễn không gây nhầm lẫn thì cứ gật đi, lắc chi cho khổ nhau vậy? - Tân Niên

 Trước tiên, vụ này, UBND phường 8 (quận Tân Bình) là người sai đầu tiên vì đã làm không đúng theo quy định. Kết quả là người dân phải lãnh đủ. Để chấm dứt tình trạng này thì các cơ quan nên làm đúng theo quy định và nếu xảy ra trường hợp tương tự thì cán bộ thụ lý cũng nên nhấc điện thoại lên xác minh, nếu đúng thì giải quyết. Sau đó, có gì chưa đúng thì nên nhắc nhau khắc phục những điểm còn thiếu sót. Như thế mới thật sự là cán bộ vì dân - Nguyễn Lộc 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm