Băn khoăn về việc khóa tài khoản mạng xã hội vi phạm pháp luật

(PLO)- Một số đại biểu cho rằng việc khóa tài khoản mạng xã hội của người dùng vi phạm pháp luật cần được ban soạn thảo cân nhắc. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

“Tài khoản mạng xã hội là một tài sản của người dân, nếu kênh bị báo cáo vi phạm có đảm bảo quy trình để chấm dứt quyết sở hữu tài sản hay không?" - ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông đặt vấn đề tại Hội thảo Góp ý Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2913/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng diễn ra ngày 8-9 tại Hà Nội.

Video: Bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trình bày một số nội dung trong Nghị định thay thế

Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VT

Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội truyền thông số Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VT

Từ đó, ông Đồng cho rằng ban soạn thảo cần cân nhắc việc này khi trong dự thảo và ông so sánh tài khoản MXH của người dân cũng như khi họ điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi đó, nếu người tham gia giao thông vi phạm, CSGT cũng chỉ xử phạt chứ không thể chấm dứt quyền sở hữu của người dân.

Cạnh đó, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông cũng đề nghị cân nhắc việc ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật và đặt câu hỏi về việc chấm dứt quyền tiếp cận có hợp lý hay không nên cần cân nhắc.

Góp ý về quy định Bộ TT&TT đề xuất, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, cho rằng việc chặn nội dung không có hướng dẫn rõ ràng, không xét đến bản chất toàn cầu của Internet tiềm ẩn nguy cơ cô lập Việt Nam khỏi cuộc xu hướng Internet mở toàn cầu.

Bên cạnh đó, yêu cầu tạm khoá và khoá vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung, chặn và gỡ bỏ ứng dụng là quá nhiều và không khả thi về mặt vận hành.

Trong phần trình bày các nội dung mới của Nghị định thay thế, bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT), cũng giải thích việc bổ sung dự thảo biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật chỉ thực hiện khi xác định được tổ chức hoặc cá nhân đó sử dụng internet để cung cấp các nội dung vi phạm pháp luật, đặc biệt là các nội dung dưới hình thức livestream hoặc có nội dung ảnh hưởng an ninh quốc gia, có tác động ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trình bày một số nội dung trong Nghị định thay thế. Ảnh: VT.

Bà Nguyễn Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trình bày một số nội dung trong Nghị định thay thế. Ảnh: VT.

Bà Huyền cũng nhấn mạnh đây chỉ là một trong những giải pháp để xử lý bên cạnh những giải pháp khác. Về ý kiến khóa tài khoản người dùng mạng, bà Huyền cho biết việc này cũng đã được các mạng xã hội áp dụng.

Ông Đậu Anh Tuấn, Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng nêu vấn đề doanh nghiệp trong nước lo ngại sẽ dẫn đến tình trạng bảo hộ ngược.

"Quy định chúng ta đặt ra rất lớn, tuân thủ rất cao, nhưng trong khi đó gánh nặng tuân thủ thường lại dồn cho các doanh nghiệp có trụ sở đang hoạt động tại Việt Nam, còn các công ty cung cấp xuyên biên giới thì mức độ quản lý của Việt Nam chắc chắn khó hơn” - ông Tuấn nêu.

Từ đó, ông Tuấn đưa ra lo ngại tạo ra việc doanh nghiệp Việt Nam không cạnh tranh được, mặt khác có thể người trong nước ra nước ngoài để mở doanh nghiệp và cung cấp ngược lại.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm