Hàng triệu tỉ đồng đổ vào bất động sản

Theo báo cáo vừa gửi đến Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết cơ cấu tín dụng tiếp tục có sự điều chỉnh tích cực, trong đó tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng ngoại tệ được kiểm soát phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế.

Trong đó, riêng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng 14,58% so với cuối năm 2018, chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.

Cũng theo số liệu của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cung cấp tại hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ vừa diễn ra hồi đầu tháng 10, tính đến ngày 4-10-2019, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỉ đồng. Như vậy, đối chiếu với số liệu thì tổng dư nợ đổ vào bất động sản theo con số tuyệt đối đã ở mức hơn 1,5 triệu tỉ đồng.

So với tháng 6 vừa qua, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đã tăng khoảng 1 triệu tỉ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, nhấn mạnh: “Các tổ chức tín dụng không thiếu vốn và cũng không dừng cho vay bất động sản mà sẽ chỉ cho vay với những chủ đầu tư đủ điều kiện, đáp ứng hồ sơ, thủ tục… Chủ đầu tư có đất sạch, có khả năng sinh lợi nhuận thì ngân hàng sẵn sàng cho vay”.

Trên thực tế, việc cho vay lĩnh vực này vẫn đang được kiểm soát chặt. Một chủ đầu tư địa ốc từng chia sẻ với PV PLO: "Thời gian gần đây doanh nghiệp muốn vay 50 tỉ cũng khó, hỏi vài ngân hàng nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu dù doanh nghiệp có tài sản đảm bảo rất tốt".

Vị phó tổng giám đốc của một ngân hàng thương mại lý giải: "Đúng là những ngân hàng đã kịch trần “room” cho vay bất động sản thì muốn vay 1 tỉ cũng khó. Họ phải chờ doanh nghiệp khác trả nợ thì mới còn “room” cho khách hàng kế tiếp. Đối với những ngân hàng thực hiện việc siết vốn vay bất động sản một cách chặt chẽ, kén khách hàng thì “room” vẫn còn dư địa để đáp ứng khi khách hàng có nhu cầu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

(PLO)- Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Nhu cầu thuê chung cư vẫn trong xu hướng tăng trong khi nguồn cung sẵn có thiếu hụt. Ảnh minh họa: TIỂU MINH

Mỗi năm, giá căn hộ tăng trưởng 2 chữ số

(PLO)- Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản.

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

(PLO)- Giữa bối cảnh giá thuê nhà liên tục tăng cao, nhiều người trẻ đã linh hoạt tận dụng ưu đãi thanh toán tốt chưa từng có từ chủ đầu tư để mua nhà. Việc hoán đổi chi phí thuê nhà vào dòng tiền trả góp được xem là bài toán thông minh của người trẻ khi vừa thoát cảnh thuê trọ vừa sớm có nhà riêng.

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

(PLO)- Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.