Chuyện phòng the theo quan điểm xưa

Tương quan âm - dương ngũ hành
 
Triết học phương Đông cổ đại coi nam là dương, nữ là âm; nếu âm - dương không cân bằng, không hoà hợp sẽ sinh ra bệnh tật và tổn thọ.

Nguyên lý âm dương luôn phải tương ứng, tương sinh là điều mà triết học phương Đông rất coi trọng, quán xuyến trong cả đời sống tình dục. Nhiều vị hoàng đế vì có nhiều cung nữ nên chơi bời vô độ bởi vậy mới vào độ ngũ tuần đã thần sắc suy nhược. Các thầy thuốc thường khuyên nhà vua cần hiểu thấu đạo âm dương để chuyện chăn gối được thực hành hợp lý.
 
Tố Nữ giải thích sự suy nhược cơ thể căn cứ trên thuyết âm dương ngũ hành: Trong trời đất có 5 yếu tố chính là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ (ngũ hành), chúng tương khắc và tuần hoàn. Vậy nếu thuỷ tính (nữ nhân) quá mạnh thì dễ hại tới hoả tính (đàn ông).
 
Cát Hồng - một nhà khoa học sống vào thời nhà Tấn, cũng nói: Âm và dương không giao cảm với nhau sẽ làm tổn thương sinh mệnh.

Phương pháp dưỡng sinh

Cát Hồng đã viết: Dù có uống trăm ngàn thứ thuốc mà không biết thuật phòng trung (các phương pháp thực hành tình dục) thì cũng chỉ là vô ích.
 


Đông-Tây đã gặp nhau ở phương diện này, nhờ những thành tựu của sinh lý học, sinh hoá nội tiết nên đã có nhiều bằng chứng khoa học xác nhận những tác dụng tích cực của tình dục và được nhìn nhận là một thực thể sức khoẻ (sức khoẻ tình dục).

Thuật phòng trung thực chất là các phương pháp điều hoà hơi thở, các tư thế trong quan hệ tình dục để đem lại khoái cảm không những không làm hao tổn sức khoẻ mà còn có thể chữa được bệnh. Ông còn nói thêm: Các phép tắc của thuật phòng trung nhằm giúp người ta biết cách sinh hoạt tình dục theo đúng với các quy luật của giới tự nhiên (đạo của trời đất) và biết cách sống và vận động để sống lâu, sống khoẻ (nội dung của phép dưỡng sinh trường thọ). Những luận bàn nói trên tuy cách diễn tả có khác với ngày nay nhưng giống nhau ở cái cốt lõi là bảo vệ con người, coi trọng sự hiểu biết, đặt ra những giới hạn cho hoạt động tình dục, một mặt thừa nhận tình dục là sức khoẻ, là thứ hạnh phúc chân chính mà con người có quyền được hưởng nhưng cũng thừa nhận: Tột cùng của tình dục là sự kiềm chế và thực hành tình dục an toàn. Phép tồn tinhHay gọi là kiềm chế xuất tinh - Người xưa cho đây là mục tiêu quan trọng bậc nhất của phép dưỡng sinh nơi phòng khuê. Quan niệm của phương Đông thời cổ đại cũng coi trọng thuật giao hợp nhưng giữ tinh khí lại vì đó là những quý giá của người nam. Nguyên tắc bảo tinh, ái khí chú trọng ở chỗ giữ sao cho tinh khí càng ít xuất ra càng tốt. Tố Nữ còn giải thích cho Hoàng đế như sau: Lần đầu muốn xuất tinh, cố kiềm chế, đến khi ta muốn xuất tinh mà cơ thể không thể xuất nữa thì sức lực trong người sẽ tăng thêm mạnh mẽ. Lần thứ hai, mắt, tai sẽ thính hơn. Lần thứ ba, nhiều bệnh sẽ không mắc nữa... và đến lần thứ 10 thì người đó có một đời sống sảng khoái, tâm hồn luôn thanh thản. Người trưởng thành hay đã có tuổi có khả năng kiềm chế xuất tinh dễ hơn người trẻ vì sự bài tiết tinh dịch giảm đi đồng thời khả năng kiểm soát hành vi khi quan hệ tình dục cũng tốt hơn, do đó nhiều người có tuổi có thể quan hệ tình dục mà không nhất thiết phải xuất tinh trong mọi lần. Tuy nhiên về vấn đề này, quan niệm Tây y lại có điểm khác. Tây y cho rằng: Tinh dịch không quí giá đến độ như thế. Không nên kiềm chế xuất binh quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người nam. Nhưng Tây y cũng khuyên: Không nên quá vô độ, bừa bãi chuyện ấy. Hòa hợp với thiên nhiên Sách viết về tình dục của Trung Hoa cổ xưa coi chuyện nam nữ là một bộ phận của lí thuyết âm dương, ngũ hành cho nên "bốn mùa, trời đất, âm dương, con người phải thuận theo" (Lão tử), kể cả cách thức giao hợp cũng phải theo những thế đối nghịch nhau của sự vật như trời (dương) trùm lên đất (âm); trời đất hoà quyện, liền nhau thành nhất thể nên mãi mãi trường tồn... hoặc nhấn mạnh rằng giờ thụ thai lí tưởng là giờ Tý (mười một giờ khuya đến một giờ sáng) hay giờ Sửu (từ một tới 3 giờ sáng). Khoảng thời gian này can mạch (mạch liên quan tới gan) hoạt động, trong các mạch đó có mạch nối với cơ quan sinh dục làm cho sự giao hợp thoải mái và có thể kéo dài. Can mạch hoạt động lên đến tuyệt đỉnh là lúc 2 giờ sáng nên nếu có thể nên xuất tinh vào giờ này. Nhưng theo sách Tố Nữ thì điều cấm kỵ đầu tiên về thực hành tình dục  lại là không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch (thượng ngươn), giữa tháng (lúc trăng tròn) và cuối tháng. Sách giải thích: Phạm vào cấm kỵ này, con cái sinh ra sẽ bị thương tổn còn người nam thì "không còn giương lên được"; trong cơ thể lúc đó bị "dục hoả thiêu trung" nghĩa là hoả thị dục thiêu đốt tâm can làm cho nước tiểu có màu đỏ hay vàng xẫm. Nhiều khi còn mang thêm bệnh di tinh... Sau này, nhiều nhà nghiên cứu Đông y phê phán những quan niệm khắt khe đó nhưng giữ lời khuyên tránh giao hợp vào những ngày dông bão, mưa to gió lớn... vì điều kiện môi trường đột biến thì trạng thái cơ thể cũng phải biến động để thích nghi, khi đó không nên làm cho tinh khí tiết xuất. Những nghiên cứu về thời sinh học ngày nay cho thấy những lời khuyên của người xưa có nhiều điều hợp lý.

Quan tâm đến chất lượng con cái

Những chỉ dẫn về thực hành tình dục của người xưa không chỉ nhằm đến sức khỏe của vợ chồng mà còn quan tâm đến sức khỏe con cái như ngày nay ta gọi là quan tâm đến chất lượng dân số, do đó đầu tiên phải biết chọn giống (lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống).
 
Người xưa chưa biết đến tinh trùng và noãn mà chỉ suy luận rằng sinh con là nhờ vào tinh cha và huyết mẹ. Hai yếu tố âm dương ấy giao hoà với nhau tạo nên bào thai. Nếu tinh và huyết cường thịnh thì thai nhi sẽ khoẻ mạnh, cho nên đạo sinh con là phải lấy dưỡng tinh và dưỡng huyết làm trọng; hoạt động tình dục điều hoà thực chất cũng là bảo vệ tinh cha, huyết mẹ. Tiếp theo, muốn có con cái khoẻ mạnh, trai gái còn cần phải kết hôn ở tuổi thích hợp.

Tóm lại, những sách cổ viết về y đạo và thực hành tình dục chứa đựng nhiều thông tin có giá trị cho đến tận ngày nay và xứng đáng để cho đời sau kế thừa và phát triển.

Theo BS.An Hạ (giadinhnet)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm