Xin giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho kinh doanh sân golf

Theo Cục thống kê TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 dự ước đạt 90.712 tỷ đồng tăng 19,6% so tháng cùng kỳ năm trước.

Tính chung trong quý I năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt hơn 279.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo ngành kinh tế, doanh thu bán lẻ ước đạt 156.506 tỷ đồng, chiếm 56,1% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 12,0% so với cùng kỳ.

Dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 20.485 tỷ đồng, chiếm 7,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, dịch vụ ăn uống đạt hơn 18.500 tỷ đồng, tăng 6,9% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.958 tỷ đồng, giảm 2,5%; du lịch, lữ hành ước đạt 1.691 tỷ đồng, giảm 59,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ lữ hành giảm gần 60% so với  cùng kỳ năm trước.

Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp (DN) du lịch, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đã có công văn đề xuất bổ sung các giải pháp cấp bách hỗ trợ DN du lịch trước bối cảnh tác động của dịch COVID-19 gửi Bộ Kế hoạch đầu tư tổng hợp trình Chính phủ.

Theo đó, Bộ đề xuất cho phép DN lữ hành được giảm 80% tiền kí quỹ để giúp tạo dòng tiền cho DN, giúp DN duy trì cầm cự và nguồn tiền làm vốn lưu động sản xuất.

Điều chỉnh giá điện áp dụng cho cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng  với giá điện sản xuất trong năm 2021 và những năm tiếp theo theo tinh thần Nghị quyết 08 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xem xét giảm thuế VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 cũng như điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 theo hướng yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu từ 12 tháng trở xuống còn ba tháng. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bằng 60% lên đến 80% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm tự nguyện.

Xem xét tạo thuận lợi hơn về các điều kiện thủ tục để nhận được hỗ trợ, giúp DN du lịch dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục giản phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Bộ tài chính xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh sân golf trong thời gian nhất định để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn.

Hỗ trợ thực chất để du lịch vượt cơn đau
Hỗ trợ thực chất để du lịch vượt cơn đau
(PLO)- Ngành du lịch đang rục rịch chuyển động sau một thời gian dài “đóng băng” và chịu thiệt hại nặng nề do dịch COVID-19. Các công ty du lịch đang nỗ lực để vực dậy ngành du lịch trong an toàn, lấy du khách làm trung tâm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm