'Khi đương chức, cũng đâu phải một bước lên xe hơi...'

'Khi đương chức, cũng đâu phải một bước lên xe hơi...' ảnh 1

Bà Phạm Phương Thảo trong buổi giao lưu. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Hãy cứ đi về phía nhân dân, đó cũng là mạch nguồn, sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung cuốn sách này. Buổi giao lưu cùng tác giả Phạm Phương Thảo diễn ra vào sáng 31-10 tại Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM với rất nhiều câu hỏi đã được bạn đọc đặt ra. PLO ghi lại một số chia sẻ của tác giả cùng bạn đọc trong buổi giao lưu này.

Khăn rằn và nỗi nhớ
Tôi chọn chiếc khăn rằn làm bìa tác phẩm. Trong sách, tôi cũng chụp bức ảnh đang quàng chiếc khăn rằn. Có người thắc mắc hỏi tại sao?

Khăn rằn từ lâu đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người dân Nam Bộ. Tôi có 10 năm trước giải phóng gắn bó với khăn rằn này. Chiếc khăn này đi theo những người kháng chiến làm được nhiều việc lắm. Lúc là ám hiệu trong chiến đấu, lúc dùng là vật che nắng, che mưa, lúc làm đồ để băng bó vết thương…Thành ra khi mà tìm ảnh cho cuốn sách này, tôi lục lọi không biết đưa vào cuốn sách tấm ảnh nào. Rồi đột nhiên nhớ ra hình ảnh chiếc khăn rằn này, tôi đi chụp một tấm ảnh mới nhất đưa vào cuốn sách.

Khăn rằn gần với nhân dân, gần với người lao động, nó đã phần nào nói lên tựa của cuốn sách. Các con tôi, ông xã tôi cũng đồng ý với lựa chọn chiếc khăn rằn này.

'Khi đương chức, cũng đâu phải một bước lên xe hơi...' ảnh 2

Bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, đặt câu hỏi. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Trái tim, sự chân thành - con đường ngắn nhất đến nhân dân

Tôi ở phường Đa Kao đến phường Bến Nghé thì tôi đi xe đạp, dễ rồi. Chỗ nào gần tôi đi bộ, đi xe đạp, chỗ nào xa xa thì tôi đi xe máy, xe buýt hoặc con đưa đi. Khi đương chức cũng đâu phải một bước lên xe hơi, tôi vẫn đi bộ, đi xe đạp, xe máy, xe buýt như mọi người bình thường. Giờ đã về hưu, nhiều người nhận ra, thấy tôi đi xe còn không lấy tiền… dù chỉ có vài ngàn đồng nhưng tôi thấy ấm lòng lắm.
Trở về sau những ngày làm việc, tôi vẫn là một người mẹ, người vợ. Nếu không vượt qua được tâm lý, cứ bó chặt lấy xe hơi, những nơi sang trọng, không gần dân thì thành xa dân mất rồi.
Đường đi mấy bước nhưng mình không muốn gần, không muốn hiểu thì đường gần cũng thành xa. Vậy nên con đường, phương tiện ngắn nhất đến với người dân là trái tim, là tấm lòng, là sự chân thành, sự trân trọng… đó là con đường, phương tiện ngắn nhất.
"Tôi vẫn còn nợ nhân dân”
Còn nhiều điều tôi muốn nhưng tôi chưa làm được. Nhiều điều tôi tâm huyết, tâm đắc nhưng tôi chưa làm được. Tôi còn mắc nợ nhiều lắm.

Tôi chỉ cố gắng đã nói được phải làm được. Có những vấn đề có chưa thể hoàn hảo, chưa trọn vẹn nhưng đã hứa là phải làm, làm bằng tâm huyết của mình, có điều kiện lại làm tiếp trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới.

'Khi đương chức, cũng đâu phải một bước lên xe hơi...' ảnh 3
  Bạn đọc liên tục đặt câu hỏi. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Trước thềm Đại hội Đảng cả nước này, điểm chung tôi thấy là phải đổi mới mạnh mẽ hơn đòi hỏi của người dân: Liên quan đến phát triển kinh tế, chính sách đất đai, tổ chức bộ máy sao cho gọn nhẹ, bớt cồng kềnh, tầng nấc, đô thị khác, nông thôn khác quản lý như thế nào cho phù hợp, tránh quan liêu, gần dân hơn nữa…

'Khi đương chức, cũng đâu phải một bước lên xe hơi...' ảnh 4
 Bạn đọc liên tục đặt câu hỏi. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Trong cuốn sách này tôi đã gửi gắm nung nấu sao để TP đổi mới hơn nữa. TP.HCM phải là tinh thần quả cảm như chú Linh, chú Kiệt (Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt) ngày xưa, đổi mới tháo gỡ cho TP phát triển hơn nữa. Tự mình thỏa mãn với những điều đã có, đang có chẳng khác nào đứng lại, không tiến về phía trước. Trong cuốn sách này cũng có đôi điều, không phải là tất cả.

'Khi đương chức, cũng đâu phải một bước lên xe hơi...' ảnh 5Bà Phạm Phương Thảo ký tặng sách cho bạn đọc. Ảnh: NGUYỄN TRÀ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm