Ông Trương Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc kiêm Chủ tịch nhà thầu hàng không vũ trụ (CASC) của Trung Quốc, tuyên bố rằng kính có thể khảo sát tới 40% không gian vũ trụ trong vòng 10 năm.
Các dữ liệu của nó còn giúp Trung Quốc "phát hiện ra nguồn gốc, sự phát triển và tiến hóa của vũ trụ."
Kính viễn vọng sẽ được bố trí gần trạm không gian Tiangong 3 trong tương lai của Trung Quốc cho phép các phi hành gia sửa chữa kính trong trường hợp cần bảo trì hoặc gặp trục trặc.
Trạm không gian Tiangong 3 gồm ba mô-đun được lắp ghép lại cùng với đó là hệ thống hai cánh tay hỗ trợ ở bên ngoài
Hiện NASA cần phải khởi động một nhiệm vụ đặc biệt nhằm duy trì Hubble. Nếu làm được như thế, Trung Quốc sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tận dụng trạm không gian làm nơi bảo trì kính viễn vọng.
Hiện chưa xác định được ngày khởi động kính viễn vọng nhưng thời điểm được dự đoán là sau năm 2020 - khi mà Trung Quốc đã đặt trạm không gian Tiangong-3 vào quỹ đạo.
Theo tạp chí khoa học Popular Mechanics, công nghệ hình ảnh của kính viễn vọng không gian có khả năng xác định được các ngoại hành tinh, vật chất tối và năng lượng tối.