Xâm nhập mặn ở Nam bộ cao hơn trung bình nhiều năm

(PLO)- Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023 - 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ, những ngày qua khu vực miền Tây Nam Bộ phổ biến không mưa, ngày nắng, riêng tại An Giang, Vĩnh Long và Bến Tre có nơi nắng nóng.

Nhiệt độ cao nhất phổ biến 31- 34 độ C, có nơi trên 35 độ C. Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm với xu thế xuống dần, và thấp hơn trung bình nhiều năm.

Xâm nhập mặn ở Nam bộ cao hơn trung bình nhiều năm
Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân. Ảnh: NGUYỄN CHÂU

Tình trạng xâm nhập mặnĐBSCL tăng dần sau đó giảm, độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 3-2023.

Cụ thể, tại cầu Bến Lức (tỉnh Long An) trên sông Vàm Cỏ Đông độ mặn tại các sông duy trì ở mức cao, dao động từ 1,5 đến 4,0‰ so với cùng kỳ 2023 cao hơn từ 1,3 đến 2,0 ‰. Trên sông Bến Lức độ mặn tiếp tục xâm nhập sâu vào nội đồng.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Bến Lức khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước ngoài hệ thống cống, đê để bơm tưới cho các loại cây trồng.

"Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3-2024 (từ 10-3 đến 14-3, từ 24-3 đến 28-3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 đến tháng 4-2024 (cụ thể từ 10-3 đến 13-33, từ 24-3 đến 28-3, từ 8-4 đến 14-4, từ 22-4 đến 28-4).

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn"- báo cáo từ Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ.

Liên quan đến tình hình nắng nóng ở Nam bộ, tình trạng này sẽ còn xuất hiện trên diện rộng ở khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam bộ cũng có nơi nắng nóng. Từ ngày 21-3, nắng nóng có khả năng thu hẹp và giảm dần cường độ.

Do ảnh hưởng của nắng nóng, độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn ở khu vực dân cư và cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm