Cá rô phi được quy hoạch, xây dựng thương hiệu xuất khẩu

Cụ thể, đến năm 2020, phấn đấu diện tích nuôi cá rô phi tại các vùng trên cả nước đạt 33.000 ha và 1,5 triệu m3 lồng nuôi trên sông và hồ chứa lớn. Sản lượng cá rô phi đạt 300.000 tấn, trong đó 50%-60% sản lượng đủ tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Sản xuất được 100% nhu cầu về số lượng và chất lượng con giống sạch bệnh phục vụ nuôi thương phẩm. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 54.000 lao động trực tiếp và 5.000 lao động gián tiếp.

Định hướng đến năm 2030, diện tích nuôi cá rô phi đạt 40.000 ha và 1.800.000 m3 lồng nuôi trên hệ thống sông và hồ chứa lớn. Sản lượng cá rô phi đạt 400.000 tấn, trong đó 45%-50% sản lượng cá rô phi phục vụ xuất khẩu.

Về đối tượng nuôi, tập trung phát triển sản xuất ba loài cá rô phi: cá rô phi vằn; cá rô phi lai khác loài giữa rô phi vằn và rô phi xanh; cá rô phi đỏ.

Đầu tư ngân sách nhà nước từ nguồn các chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp bộ, ngân sách khoa học công nghệ cấp tỉnh, TP cho các nghiên cứu phát triển giống cá rô phi chất lượng cao.

Về xúc tiến thương mại, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hóa cá rô phi Việt Nam với thông tin đầy đủ về chất lượng, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường đến khách hàng ở các thị trường tiêu thụ trọng điểm thông qua các hoạt động triển lãm, hội chợ, quảng cáo.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất cá rô phi xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn mác các sản phẩm cá rô phi Việt Nam, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng.

Theo quyết định, cá rô phi được tập trung phát triển theo bảy vùng sinh thái gồm: Vùng Trung du miền núi phía Bắc; vùng Đồng bằng Bắc bộ; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung bộ; các tỉnh Tây Nguyên; vùng Đông Nam Bộ; vùng Tây Nam Bộ. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm