Kỹ thuật mới phát hiện ung thư từ xét nghiệm nước tiểu

Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển công nghệ này từ hai năm trước thông qua việc hợp tác với ĐH Nagoya phân tích 250 mẫu nước tiểu của bệnh nhân ung thư vú, ruột, bệnh di truyền.

Nếu kỹ thuật này được đưa vào sử dụng sẽ dễ dàng hơn để xét nghiệm ung thư. Người bệnh cũng không cần phải đến các trung tâm y tế lớn để thử nghiệm máu. Trẻ em sẽ đặc biệt có lợi từ kỹ thuật này do thường sợ kim tiêm. Dự kiến kỹ thuật này sẽ được sử dụng từ năm 2020.

Kỹ thuật xét nghiệm này phát hiện những vật chất được thải ra trong mẫu nước tiểu hoạt động như "dấu hiệu sinh học" của các dạng bệnh. Nó nhắm tới mục đích phát hiện sớm bệnh ung thư, cứu sống con người, giảm chi phí chữa trị cho cá nhân và cộng đồng do nó có thể phát hiện được tám loại khối u khác nhau trước khi chúng lây lan ra nơi khác trong cơ thể.

Bệnh nhân ung thư tại TP.HCM tăng 10% mỗi năm
Bệnh nhân ung thư tại TP.HCM tăng 10% mỗi năm
(PLO)- "Bệnh nhân ung thư tại TP.HCM tăng 10% mỗi năm". Đó là số liệu báo cáo của TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, tại hội thảo phòng, chống ung thư TP.HCM lần thứ 20 diễn ra trong ba ngày (từ 29-11 đến 1-12-2017).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm