Di dân ở Huế: Dân muốn chính quyền minh bạch

Sáng 22-3, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị gặp gỡ các hộ dân khu vực thượng thành thuộc dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế.

Toàn cảnh hội nghị.

Theo khung chính di dời tái định cư đối với người dân sinh sống ở khu vực kinh thành Huế, những trường hợp sử dụng đất từ trước ngày 19-5-1976 và các trường hợp có giấy tờ hợp lệ sẽ được bồi thường theo quy định hiện hành. Những trường hợp sử dụng đất do lấn chiếm từ 15-10-1993 về trước sẽ được hỗ trợ 100% theo hiện trạng không vượt quá 200 m2, phần còn lại được hỗ trợ theo đất nông nghiệp. Trường hợp từ 15-10-1993 đến 1-7-2004 được hỗ trợ 50% theo hiện trạng không vượt quá 200 m2.

Tại cuộc họp, người dân đặt câu hỏi về thủ tục hành chính, những trường hợp nào thì được bồi thường, các giấy tờ tùy thân bị mất, những chính sách khi con em chuyển chỗ học mới, phương án vay vốn ngân hàng chính sách sau khi được di dời; yêu cầu cơ quan chức năng phải minh bạch, rõ ràng khi thực hiện dự án cũng được người dân đặt ra.

Lãnh đạo UBND tỉnh và TP Huế chủ trì hội nghị.

Sau khi nhận nhiều ý kiến, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế chia những câu hỏi trên thành 3 nhóm để trả lời. Đồng thời, để người dân thuận tiện trong việc giải quyết những vướng mắc, khiếu nại thì ông yêu cầu các phường phải phân công người tiếp dân tại ủy ban phường để hướng dẫn giải quyết những thủ tục cho người dân.

Trả lời những câu hỏi của người dân, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Huế, cho rằng hồ sơ kỹ thuật cụ thể về việc quy hoạch, di dời đã gửi đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, trong quá trình đo đạc, có những sai số thì dân đến gặp phường để điều chỉnh.

Ông Tuấn cho biết, theo khung chính sách thì người dân phải chứng minh được thời điểm ở của mình bằng những giấy từ như hộ khẩu, khai sinh, hóa đơn điện nước, thuế đất,… Trường hợp gia đình nhiều thế hệ cùng sinh sống đủ điều kiện tách hộ nhưng do nhà nước chưa cho tách thì vẫn được hỗ trợ. Việc kê khai khi thực hiện dự án luôn đảm bảo đúng chính sách, đúng chế độ, công khai và sẽ gửi về tận tổ dân phố. 

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết việc di dời dân tại khu vực kinh thành Huế là chủ trương lớn của Chính phủ, tỉnh và thành TP Huế. Tuy nhiên thời gian dài chưa thực hiện được vì vấn đề tài chính và chính sách cho đến năm 2018 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt khung chính sách về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện di dời dân, giải phóng mặt bằng ở khu vực kinh thành Huế.

Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế mong muốn nhận được sự đồng hành của người dân và yêu cầu chính quyền địa phương phải “cầm tay chỉ việc” cho người dân trong những việc liên quan đến vấn đề di dời dân giải phóng mặt bằng. Đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho người dân nhưng phải đúng pháp luật, việc di dời tái định cư sẽ được công khai, minh bạch để người dân biết.

“Chính quyền phải lắng nghe người dân, người dân cũng phải lắng nghe chính quyền chứ đừng nghe những tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến việc di dời tái định cư này” – ông Thọ nói.

Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế để thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng tổng cộng khoảng 4.201 hộ (2.188 hộ chính, 2.013 hộ phụ) với tổng mức đầu tư khoảng 4.097 tỉ đồng (Giải phóng mặt bằng khoảng 2.735 tỉ đồng, xây dựng khu tái định cư khoảng 1.362 tỉ đồng).

Mục tiêu cụ thể từ năm 2019-2021 (giai đoạn 1) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực di tích Kinh Thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ). Từ năm 2022-2025 (giai đoạn 2) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực các di tích: Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 04 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263 hộ). 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

Lãi suất tiết kiệm thấp 'chạm sàn', dòng tiền đầu tư chảy vào đâu?

(PLO)- Luôn được đánh giá là một trong những kênh đầu tư sinh lời tốt nhất, bất động sản càng cho thấy sức hút khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi tự do, thiết lập nhiều “đáy” mới. Để đón sóng, một số chủ đầu tư lớn đã nhanh chóng tung ra các chính sách hỗ trợ đột phá.

Nhu cầu thuê chung cư vẫn trong xu hướng tăng trong khi nguồn cung sẵn có thiếu hụt. Ảnh minh họa: TIỂU MINH

Mỗi năm, giá căn hộ tăng trưởng 2 chữ số

(PLO)- Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản.

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

(PLO)- Giữa bối cảnh giá thuê nhà liên tục tăng cao, nhiều người trẻ đã linh hoạt tận dụng ưu đãi thanh toán tốt chưa từng có từ chủ đầu tư để mua nhà. Việc hoán đổi chi phí thuê nhà vào dòng tiền trả góp được xem là bài toán thông minh của người trẻ khi vừa thoát cảnh thuê trọ vừa sớm có nhà riêng.

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

(PLO)- Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.