Bình Thuận phản ứng giá mua điện mặt trời quá thấp

Ngày 13-5, tin từ UBND tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh này vừa đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận có ý kiến tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV dự kiến diễn ra từ ngày 20-5 đến 16-6 về giá mua điện mặt trời.

Theo UBND tỉnh Bình Thuận, dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời do Bộ Công Thương soạn trình Thủ tướng dự kiến sẽ tiến hành mua điện theo bốn mức giá khác nhau ở bốn vùng trên cả nước. Theo đó, vùng 1 có 28 tỉnh phía Bắc (từ Hà Giang đến Quảng Bình); vùng 2 có sáu tỉnh (từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi); vùng 3 có 23 tỉnh (từ Kon Tum đến Cà Mau); vùng 4 có sáu tỉnh (gồm Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận).

Cụ thể, dự án điện mặt trời vùng 1 có mức thu mua 2.159 đồng/kWh; vùng 2 là 1.857 đồng/kWh. Tuy nhiên, đến vùng 3 thì giảm xuống 1.644 đồng/ kWh, còn vùng 4 chỉ mua với giá 1.566 đồng/kWh.

Đối với dự án điện mặt trời mặt đất có giá thu mua vùng 1 đạt 2.102 đồng/kWh; vùng 2 là 1.809 đồng/kWh; vùng 3 chỉ còn 1.620 đồng/kWh và vùng 4 thấp nhất vào khoảng 1.525 đồng/kWh.

Dự án điện mặt trời Trung Nam (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) được đưa vào khai thác tháng 4-2019. Ảnh: P.NAM

Đối với dự án điện mặt trời mái nhà có giá thu mua cao nhất 2.486 đồng/kWh cho vùng 1, vùng 2 giảm xuống 2.139 đồng/ kWh, vùng 3 còn 1.916 đồng/ kWh và vùng 4 vẫn là vùng có giá thấp nhất 1.803 đồng/kWh.

UBND tỉnh Bình Thuận cho rằng với giá mua điện trên là chưa phù hợp với địa phương, vì hiện nay tại các tỉnh phía Bắc, đất có thể sản xuất, chăn nuôi; trong khi đó đất tại Bình Thuận khô cằn, thiếu nước, không thể trồng trọt, thích hợp phát triển điện mặt trời. Tuy nhiên, giá lại rẻ hơn so với khu vực phía Bắc và các vùng khác là bất hợp lý, không thu hút được nhà đầu tư.

Xu hướng phát triển năng lượng sạch, trong đó có điện mặt trời đang được đặt lên hàng đầu do không ô nhiễm môi trường, thân thiện với thiên nhiên. Tuy nhiên, với khung giá điện như trên nếu áp dụng vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thì không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào phân khúc này.

Mặt khác, nếu nhìn vào bảng giá mua điện mặt trời có thể thấy không chênh lệch nhiều so với các nguồn điện khác. Đặc biệt, tại các vùng có tiềm năng phát triển điện mặt trời lớn như Bình Thuận, Ninh Thuận, mức giá mua quá thấp, thậm chí còn thấp hơn mức thu mua một số nhà máy nhiệt điện than.

Với khung giá này, nếu không sửa đổi, e rằng giấc mơ biến Bình Thuận thành trung tâm năng lượng sạch gồm: Năng lượng gió, mặt trời mà Thủ tướng Chính phủ từng phát biểu khó có thể thành hiện thực.

Được biết dự thảo do Bộ Công Thương soạn nói trên sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2019 nếu được phê duyệt.

Một chủ doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp của ông đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng cho dự án điện mặt trời tại Bình Thuận. “Rất nhiều dự án điện mặt trời đang chạy đua để kịp thời đóng điện, vận hành thương mại trước ngày 30-6 để hưởng cơ chế giá ưu đãi 9,35 UScent/KWh. Sau mốc thời gian này, với giá điện mà Bộ Công Thương đã dự thảo, đặc biệt là giá mua ở Bình Thuận, Ninh Thuận, tôi cho rằng nhiều doanh nghiệp sẽ không còn mặn mà bỏ tiền ra đầu tư” - chủ doanh nghiệp này cho biết. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

Nắng nóng gay gắt sẽ tiếp tục kéo dài ở Nam bộ

(PLO)- Dự báo nắng nóng vẫn tiếp diễn, sang tháng 4 và tháng 5 sẽ có những đợt nắng nóng kéo dài, diễn ra trên diện rộng cả miền Đông Nam bộ và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ cao nhất là trên 39 độ C.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.

TP.HCM còn 166 điểm tồn đọng rác

TP.HCM còn 166 điểm tồn đọng rác

(PLO)- Một số địa bàn vẫn còn nhiều điểm tồn đọng rác thải cần được giải quyết triệt để như TP Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, quận 12 và quận Bình Thạnh.