Tất cả khoản nợ xấu phát sinh từ sau ngày 15-8-2017 thì xử lý những phát sinh theo Luật Tổ chức tín dụng mà chúng ta tiếp tục sửa đổi nhằm không bị lợi dụng nghị quyết này để xử lý nợ xấu cũ và mới. Tức là phải tăng cường vai trò của ngân hàng trong thẩm định các dự án cho vay đầu tư.
Nợ công hiện nay trong phạm vi an toàn theo nghị quyết của QH dưới 6,5 GDP, nợ chính phủ cho tới năm 2016 có vượt hơn mức một chút. Nhưng QH đang kiểm soát nợ công. Hằng năm thu bao nhiêu, chi bao nhiêu, thiếu bao nhiêu, bội chi bao nhiêu QH ra nghị quyết và giám sát điều hành của Chính phủ. Cho đến giờ phút này chưa đụng đến trần nhưng cũng gần đến ngưỡng không an toàn nên lo lắng của nhân dân là đúng. (Theo VOV)
Chuyên gia kinh tế NGUYỄN XUÂN THÀNH, ĐH Fulbright Việt Nam:
Nợ xấu là gánh nặng lớn nhất đang kéo tăng trưởng đi xuống
Nợ xấu lớn trong hệ thống ngân hàng vẫn nằm đó có nghĩa là nền kinh tế vẫn phải dùng nguồn lực khan hiếm để nuôi. Đây là gánh nặng lớn nhất đang kéo tăng trưởng đi xuống.
Việt Nam đang là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong khu vực, nhưng tín dụng tăng không thúc đẩy nhanh được tăng trưởng kinh tế. Đó là vì các ngân hàng muốn tìm kiếm lợi nhuận cao thì phải đẩy mạnh mảng tín dụng tiêu dùng; còn muốn an toàn thì đầu tư trái phiếu chính phủ hay cho vay một số lượng nhỏ các doanh nghiệp lớn có uy tín và tài sản đảm bảo. Nợ xấu và lãi dự thu cao đòi hỏi một phần đáng kể của gia tăng tín dụng thực ra là cho vay mới để trả lãi và nợ cũ.
Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại thông qua xử lý nợ xấu và nâng vốn chủ sở hữu phải là ưu tiên chính sách hàng đầu. (Theo Cafef.vn)