Nhật Bản: 20.000 người chết và mất tích

Nhật Bản: 20.000 người chết và mất tích ảnh 1

Bên cạnh nỗi đau mất người thân, người dân Nhật còn đối mặt với lo phóng xạ - Ảnh: Reuters

AFP dẫn thông báo của cơ quan trên cho biết trong số các nạn nhân, có 8.133 người được xác nhận đã chết, 12.272 người khác mất tích. Nơi có nhiều người chết nhất là tỉnh Miyagi (4.882 người), kế đó là Iwate (2.525 người) và Fukushima (670 người).

Theo hãng tin Jiji Press, phát biểu tại một cuộc họp ngày 20-3, Naoto Takeuchi - cảnh sát trưởng tỉnh Miyagi, nói có thể tỉnh này "sẽ cần chỗ để chứa thi thể của hơn 15.000 người", do đến nay vẫn còn hàng ngàn người ở đây chưa có tin tức.

Như vậy đến nay trận động đất - sóng thần ngày 11-3 đã "qua mặt" trận động đất mạnh 7,2 độ richter ở Kobe hồi năm 1995 về mức độ thương vong (trận động đất ở Kobe khiến 6.434 người chết) và là thiên tai gây chết chóc nhiều nhất tại Nhật kể từ năm 1923 - thời điểm xảy ra trận động đất 7,9 độ richter ở Great Kanto làm hơn 142.000 người tử vong.

Ngoài số người chết và mất tích, động đất - sóng thần ngày 11-3 cũng khiến hơn 360.000 người mất nhà cửa, buộc phải sống lây lất tại các trung tâm cứu trợ ở 15 tỉnh khác nhau.

Nhật Bản: 20.000 người chết và mất tích ảnh 2

Tưới nước từ xe bồn vào lò phản ứng số 3 tại nhà máy Fukushima số 1 hôm 19-3 - Ảnh: Reuters

Trước đó sáng cùng ngày, nhà chức trách Nhật Bản đã bơm nước vào bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng tại lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, lần đầu tiên kể từ khi hệ thống làm mát của lò này bị hỏng sau động đất, trong bối cảnh điện đã được nối lại một phần tại nhà máy.

Đài Loan phát hiện phóng xạ trong đậu nhập từ Nhật

Một quan chức Đài Loan ngày 20-3 thông báo họ đã phát hiện phóng xạ ở đậu tằm nhập khẩu từ Nhật Bản. Theo AP, đây là trường hợp nhiễm xạ đầu tiên được ghi nhận trên sản phẩm nhập khẩu từ Nhật.

Tuy nhiên theo Hội đồng năng lượng nguyên tử Đài Loan, lượng phóng xạ được phát hiện rất thấp, dưới ngưỡng quy định của Đài Loan và không gây hại cho sức khỏe con người.

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Lực lượng phòng vệ mặt đất đã bơm khoảng 80 tấn nước từ xe bồn xuống bể chứa thanh nhiên liệu tại lò phản ứng số 4 trong gần 1 giờ (từ 8g30 đến 9g30 sáng nay giờ địa phương).

Trước đó, Sở Cứu hỏa Tokyo cũng bơm hơn 2.000 tấn nước vào lò phản ứng số 3 suốt từ đêm qua cho tới 3g40 sáng nay, dù sức chứa của bể chỉ 1.400 tấn.

Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) - đơn vị điều hành nhà máy Fukushima số 1 - hiện cũng đang đẩy mạnh các nỗ lực kích hoạt lại hệ thống làm lạnh của lò phản ứng số 1 và số 2 sau khi điện đã được nối lại với các lò này.

Trước đó TEPCO cho biết hệ thống làm mát tại lò phản ứng số 6 của nhà máy đã tái hoạt động nhờ nguồn điện được cấp trở lại và nhiệt độ tại bể chứa thanh nhiên liệu của lò này đã giảm từ 67,5 độ C vào lúc 23g ngày 19-3 xuống còn 52 độ C vào lúc 3g sáng nay 20-3.

Dự kiến điện cũng được khôi phục tại các lò phản ứng số 1 và số 2 trong ngày hôm nay để tái khởi động hệ thống làm mát cho các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng.

Dù vậy, theo Kyodo News, giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano cho rằng hãy còn sớm để lạc quan về tương lai của nhà máy này. 

Theo Tường Vy (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm