BÌNH THUẬN:

Rừng, ruộng, biển bị xâm hại để tìm khoáng sản

Trước đó, năm 2009 đã phát hiện, xử lý 150 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện nhưng do chưa xử lý triệt để nên tình trạng này vẫn gia tăng.

Trong khi đó, tại xã Mê Pu (huyện Đức Linh) tình trạng khai thác trái phép quặng wolfram nhiều năm qua đã giết chết hệ sinh thái, phá nát rừng phòng hộ ở khu vực này.

Ven biển Bình Thuận, tình trạng khai thác titan cũng nghiêm trọng không kém. Trong năm 2009, Công ty Cổ phần Thăm dò khai thác chế biến Tài Nguyên đã sử dụng nước biển để tuyển tinh, gây nhiễm mặn trên diện rộng tại khu vực Thiện Ái, Hòa Thắng (Bắc Bình).

Sở TN&MT Bình Thuận nhận định nguyên nhân dẫn đến việc khai thác trái phép khoáng sản nhiều vùng không theo quy hoạch là do Luật Đất đai và Luật Khoáng sản còn chênh nhau. Hộ có đất với chủ dự án ít thỏa thuận được về giá đền bù trong khi khai thác xong phải hoàn phục môi trường, trả lại đất. Do vậy nếu phải bồi thường với giá cao thì giá trị khoáng sản khai thác hiệu quả không cao. Cạnh đó, tài liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ hồ sơ địa chính để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước chưa được thiết lập đầy đủ. Một nghịch lý nữa là từ tháng 3-2007, UBND tỉnh đã có quyết định chuyển đổi đất lâm nghiệp ra khỏi quy hoạch ba loại rừng, đến nay số diện tích đưa ra chưa hề được cắm mốc, thu hồi giao cho địa phương quản lý. Chính điều đó tạo ra khoảng trống trong quản lý theo kiểu “cha chung không ai khóc” giữa ngành lâm nghiệp và chính quyền địa phương.

PHƯƠNG NAM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm