Thương hiệu công nghệ Việt bị lép vế

Nhiều năm qua, các doanh nghiệp (DN) công nghệ thông tin (CNTT) Việt luôn lép vế so với thương hiệu nước ngoài, đặc biệt là trong đấu thầu mua sắm công. Chưa đáp ứng nhu cầu năng lực là một phần, quan trọng nhất là thiếu sự hợp tác xây dựng thương hiệu.

Chủ yếu vẫn lắp ráp

Năm 2011, ngân sách dùng để mua phần mềm công nghệ thông tin là 351 tỉ đồng. Trong đó, các bộ bỏ ra 188 tỉ đồng nhưng tỉ lệ phần mềm mua trong nước chỉ chiếm 24,2%, các địa phương bỏ ra 163 tỉ đồng và tỉ lệ mua phần mềm trong nước chiếm 34,3% (theo Vụ CNTT - Bộ Thông tin và Truyền thông). Theo một số DN sản xuất phần mềm ở TP.HCM, nguyên nhân “lép vế” không chỉ do DN mà còn nằm ở phía cơ quan đấu thầu với tâm lý ưa chuộng sản phẩm ngoại.

Phản hồi về ý kiến này, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, lại cho rằng đã có nhiều chính sách ủng hộ thương hiệu CNTT Việt ra đời như Thông tư 42/2009/TT-BTT&TT (quy định về ưu tiên, đầu tư, mua sắm các sản phẩm CNTT sản xuất trong nước bằng ngân sách). Tuy nhiên, các DN trong nước chưa tận dụng được sự ưu đãi do không nắm thông tin về nhu cầu sản xuất, cung cấp dịch vụ CNTT trong nước. Hoạt động của các DN chủ yếu vẫn là lắp ráp, sản phẩm ít đa dạng nên khó cạnh tranh với thiết bị nhập. Hơn nữa, sản phẩm CNTT Việt còn yếu về mặt thương hiệu, thông tin sản phẩm chưa được quảng bá rộng rãi đến người dùng.

Thương hiệu công nghệ Việt bị lép vế ảnh 1

Người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn với các thương hiệu Việt nếu việc quảng bá tốt hơn. Ảnh: BÁ HUY

“Bên cạnh đó, cho dù đã có quy định ưu tiên dùng sản phẩm CNTT trong nước nhưng phần lớn nội dung trong quy định rất chung chung, không xác định được danh mục sản phẩm cụ thể nào là cần ưu tiên đối với các DN trong nước (thư điện tử, văn phòng điện tử, chip… là một trong số ít sản phẩm được làm rõ)” - bà Hương nhận định.

Thiếu cả giải pháp lẫn ý tưởng

Để xây dựng thương hiệu CNTT, ông Fred Ng., chuyên gia phân tích thị trường của Công ty Gartner (chuyên nghiên cứu thị trường CNTT), cho rằng các DN Việt cần tạo dựng được một đội ngũ IT (nhân viên CNTT) tài năng. Đặc biệt, những người làm IT này không chỉ biết về IT mà phải hiểu biết nhiều lĩnh vực khác, có khả năng tương tác tốt trên các mạng xã hội. Mặt khác, DN không cần phải đầu tư quá nhiều bởi xu thế toàn cầu là thuê dịch vụ bên ngoài (outsourcing) để tiết kiệm chi phí.

Theo ông Phạm Huyền Kiêu, Giám đốc sáng tạo Công ty Haki, cách làm thương hiệu của các DN CNTT Đài Loan và cả việc phối hợp với cơ quan quản lý là kinh nghiệm đáng được quan tâm. Ban đầu, sản phẩm công nghệ của Đài Loan chỉ có kiểu dáng bình thường. Thế nhưng nhờ phối hợp xây dựng chiến lược thiết kế sản phẩm công nghệ giữa DN và các trường đào tạo, giờ đây Đài Loan đã trở thành một trung tâm sáng tạo thiết kế CNTT toàn cầu. “Trên thực tế, người dùng rất khó cảm nhận hết cấu hình của thiết bị nhưng thông qua mẫu mã, họ sẽ dễ dàng nhận biết điều này. Cũng nhờ đó ngành CNTT Đài Loan đã đạt được các kết quả kinh doanh ngoạn mục” - ông Kiêu phân tích.

Không chỉ Đài Loan, các chuyên gia khác cho rằng kinh nghiệm xây dựng thương hiệu CNTT của Singapore hay Malaysia cũng rất đáng để học tập. Tại Singapore, mỗi năm có một ủy ban về phát triển kinh tế, trong đó họ xây dựng riêng một tiểu ban gồm 50 DN đáp ứng đủ các điều kiện mà ủy ban đề ra. Nhà nước sẽ tạo điều kiện để thương hiệu của 50 DN đó phát triển mạnh. Malaysia thì có chính sách phát triển riêng các thương hiệu đầu tư ra nước ngoài. DN nào chứng minh có hợp đồng đầu tư nước ngoài hiệu quả sẽ được tài trợ 1.000-7.000 USD để thuê mặt bằng, đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước muốn đầu tư.

Có thể thấy thực tế vấn đề của các thương hiệu CNTT Việt chính là thiếu ý tưởng, sự phối hợp và giải pháp. “Nếu muốn vươn tầm phát triển, đòi hỏi DN phải chuẩn bị nhiều giải pháp ngay từ đầu” - ông Lâm Nguyễn Hải Long, Phó Giám đốc Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung, nhận định. Chẳng hạn, để xây dựng một logo phải cần đến 300 mẫu khác nhau, mất nhiều năm nghiên cứu tranh luận để cho một mẫu chuẩn nhất. Hiện Công viên phầm mềm Quang Trung đang sử dụng nhiều chuyên gia quốc tế để thiết kế phần mềm.

Hộp chỉ chứa chữ. M

Sắp có thêm chính sách ưu đãi

Bộ Thông tin và Truyền thông đang sửa đổi, bổ sung Thông tư số 42 dự kiến ban hành trong năm nay với các điều, khoản mới giúp cho DN CNTT có thêm điều kiện quảng bá thương hiệu. Ngoài ra, Bộ sẽ xây dựng dự thảo thông tư ban hành danh mục các loại sản phẩm và dịch vụ công nghiệp CNTT và sửa đổi, bổ sung Quyết định 169/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, mức thuế áp cho DN khi nhập linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp sẽ được giảm và ưu đãi về giá thuê xưởng sản xuất, lắp ráp nhằm khuyến khích DN hạ giá thành sản phẩm CNTT.

Bà TÔ THỊ THU HƯƠNG,
Vụ CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông)

- Các phần mềm thường xuyên mua của nước ngoài: hệ điều hành Windows Server, hệ điều hành cơ sở dữ liệu SQL, phần mềm an ninh

- Các sản phẩm phần cứng phải mua của nước ngoài: máy chủ, máy tính xách tay, Firewall, Switch, UPS…

- Đa phần sản phẩm phần cứng được mua là máy tính để bàn do các DN trong nước như FPT Elead, CMS, VTB… sản xuất. Tuy nhiên, thực sự các phần cứng này cũng được nhập từng phần về để lắp ráp.

àu nền, viền, kiểu dáng của chữ hay hộp đều có thể thay đổi.

BÁ HUY

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm