Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn nhiều trái cây?

Theo thống kê mới nhất của Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỉ lệ bệnh nhân tiểu đường cao, với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79 mắc bệnh và khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường. Theo đó, lối sống hiện đại cùng với chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng nhanh. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị tiểu đường, trong khi đó nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về dinh dưỡng khiến việc kiểm soát và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Trước vấn đề này, Viện Dinh dưỡng đã chỉ ra những thực phẩm không nên sử dụng đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường.

Cụ thể, người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu đạm. Lượng protein khuyến nghị đối với người trưởng thành nên đạt 0,8 g/kg/ngày, tuy nhiên đối với bệnh tiểu đường tỉ lệ năng lượng do protein nên đạt 15%-20% năng lượng khẩu phần.

Người bị tiểu đường không nên ăn nhiều chất béo động vật vì chúng chứa nhiều acid béo bão hòa. Theo Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Đồng thời nên hạn chế tiêu thụ chất bột đường. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỉ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50%-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...).

Với thực phẩm có chứa hàm lượng bột đường từ ≥ 20% cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết, gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).

Người bệnh tiểu đường nên hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao. Ảnh: Internet

Với người bị tiểu đường, nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 5-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

"Nói chung, nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo, nhất là các acid béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa" - Viện Dinh dưỡng nêu rõ.

Do đó, để kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường thì chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ, hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.