Việt Nam đứng đầu ASEAN thu hút đầu tư Nhật Bản trong vài năm tới

Ngày 19-1, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đầu tư tại 20 quốc gia; khu vực đểnắm  bắt tình hình thực tế hoạt động của các DN.

Tại Việt Nam, cuộc khảo sát tiến hành với 1.883 DN, trong đó 702 DN có câu trả lời hợp lệ. Theo đó, Việt Nam trở thành nước có số lượng DN có câu trả lời hợp lệ đông nhất trong số các quốc gia được khảo sát.

Khảo sát diễn ra từ ngày 25-8-2021 đến 24-9- 2021. Theo Jetro, khoảng thời gian này trùng với thời điểm Việt Nam thực hiện các biện pháp xã hội nghiêm ngặt nhưng 31,4% DN trả lời lợi nhuận kinh doanh "cải thiện" tăng 13,6% điểm so với năm trước.

Về định hướng phát triển kinh doanh trong vòng một đến hai năm tới tại Việt Nam, 55,3% DN trả lời sẽ "mở rộng" tăng 8.5 điểm so với năm trước.

Đối chiếu với các quốc gia, khu vực khác thì tỷ lệ này đứng đầu ASEAN và cao chỉ sau Ấn Độ, Banglades, Pakistan.

Ngoài ngành thực phẩm, tỷ lệ thu mua các ngành khác đều dưới 50%. Ảnh minh họa. K.LINH

Tại Việt Nam, 2,2% DN Nhật trả lời sẽ "thu nhỏ"  hoặc "chuyển/rút sang quốc gia; khu vực thứ ba" giảm 3.9 điểm so với năm trước.

Khảo sát của JETRO cho thấy trên 50% DN Nhật Bản ở Việt Nam duy trì chức năng mở rộng bán hàng.

Về mở rộng chức năng sản xuất, tuy vẫn giữ được thế mạnh là sản xuất các sản phẩm đa năng nhưng DN Nhật đang chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Theo JETRO, các DN Nhật Bản tại Việt Nam kỳ vọng vào tăng doanh thu tại thị trường nước sở tại, tiềm năng và tăng trưởng cao và tăng doanh thu do mở rộng xuất khẩu.

Đánh giá về sức hấp dẫn và những lợi thế về môi trường đầu tư của Việt Nam, DN Nhật Bản cho rằng Việt Nam có quy mô thị trường, tiềm năng tăng trưởng; có lợi thế về chính trị ổn định; có lợi thế nhân công rẻ.

Bên cạnh đó, DN Nhật Bản nhận thấy rủi ro của Việt Nam so với các nước ASEAN khác là thủ tục hành chính phức tạp, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, thiếu diện tích đất, văn phòng, giá đất; tiền thuê tăng,…

Theo kết quả khảo sát, dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam là 37,4% tăng 0.4 điểm so với năm trước trong khi nhiều khu vực; quốc gia giảm.

Những năm gần đây mặc dù tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam ngang hàng với Malaysia, nhưng so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia thì vẫn ở mức thấp.

Nhìn vào các nhà cung cấp của Việt Nam theo ngành, tỷ lệ thu mua tại chỗ ngoại trừ thực phẩm thì các ngành khác đều dưới 50%.

Doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam tại Tuần lễ triễn lãm ngành lương thực thực phẩm năm 2021. ẢNH: TÚ UYÊN 

Dự báo về thu mua tại chỗ, nhiều DN Nhật muốn mở rộng việc thu mua tại chỗ nhưng gặp nhiều khó khăn nhất là các vấn đề "chất lượng và năng lực kỹ thuật của bên cung cấp”. Nhiều DN Nhật cho biết "không thể mua các linh kiện, nguyên vật liệu tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát cho thấy những vấn đề lớn mà DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang đối mặt là chi phí nhân công tăng vọt, nhân viên nghỉ việc. Điều này làm khả năng cạnh tranh về chi phí của Việt Nam dần mất đi... 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm