Tổng thống Biden dự lễ tưởng niệm sự kiện 11-9, kêu gọi đoàn kết dân tộc

(PLO)-  Tổng thống Mỹ Joe Biden dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11-9-2001 và kêu gọi người Mỹ "không được đánh mất tinh thần đoàn kết dân tộc".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 11-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11-9-2001, tại căn cứ quân sự Elmendorf-Richardson, bang Alaska (Mỹ). Trong bài phát biểu tại sự kiện, ông Biden kêu gọi người Mỹ "không được đánh mất tinh thần đoàn kết dân tộc", theo hãng tin Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11-9-2001, tại căn cứ quân sự Elmendorf-Richardson, bang Alaska (Mỹ). Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11-9-2001, tại căn cứ quân sự Elmendorf-Richardson, bang Alaska (Mỹ).
Ảnh: AP

Trong bài phát biểu tại lễ tưởng niệm, ông Biden chỉ trích "làn sóng thù hận, chủ nghĩa cực đoan và bạo lực chính trị đang gia tăng" ở Mỹ. “Chúng ta không được khuất phục trước nền chính trị độc hại của sự khác biệt và chia rẽ. Chúng ta không bao giờ được cho phép mình bị những bất bình nhỏ nhặt chia rẽ” - tổng thống Mỹ nói.

Trong bài phát biểu, ông Biden cũng nhắc đến tình bạn giữa ông với ông John McCain - cố thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa. Ông Biden cho rằng ông McCain đã đặt nghĩa vụ đối với đất nước "trên đảng phái, trên chính trị, trên chính con người mình. Ngày 11-9 nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không được đánh mất tinh thần đoàn kết dân tộc".

“Đoàn kết dân tộc cách chúng ta thực sự tôn vinh những người đã mất trong sự kiện 11-9” - ông Biden nói.

Lễ tưởng niệm cũng được tổ chức tại nhiều nơi khác trên nước Mỹ. Đệ nhất phu nhân Jill Biden dự lễ tưởng niệm tại thủ đô Washington, D.C. Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự lễ tưởng niệm tại đài tưởng niệm 11-9 ở thành phố New York.

Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Vụ việc cũng là nguyên nhân chính khiến ông George W Bush - Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ - phát động "cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm