TS Phạm Duy Nghĩa: 'Cái đáng sợ nhất không phải là luật'

Sáng 4-7, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và UB Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) tổ chức Hội thảo “Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng”.

Với chủ đề “Kinh nghiệm Việt Nam, Thực tiễn quốc tế & Định hướng chính sách”, diễn đàn có nhiều ý kiến và đặt ra các vấn đề trong thực tiễn triển khai các dự án đối tác công – tư (PPP). Đáng chú ý là những luận điểm khá toàn diện của TS. Phạm Duy Nghĩa.

Rủi ro của hợp đồng PPP 

Nhận định rằng PPP đang là vấn đề “phiền toái” cho cả người dân, chủ đầu tư và Nhà nước, TS Nghĩa nói: “Chưa có luật PPP nhưng thực tiễn đầu tư của tư nhân vào PPP, bắt đầu bằng các dự án BT, từ Đà Lạt cho đến nhiều thành phố khác, trong toàn bộ quá trình đó tư nhân đều có thể dẫn dắt”.

Theo TS Nghĩa, Việt Nam hiện trở thành quốc gia khá giả, nhiều DN có tiềm lực, nhà nước chào đón thị trường, doanh nghiệp, dân chúng cũng đón chào nền kinh tế tư nhân. “PPP vì thế có điều kiện để phát triển”, TS Nghĩa nói và khẳng định thảo luận về PPP phải có bản lĩnh.

Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và giới tinh hoa Việt Nam 30 năm qua cũng khiến cho pháp luật Việt Nam thay đổi nhanh. Hệ quả là tùy theo các rủi ro khác nhau mà hợp đồng PPP cũng được thiết kế khác nhau.

TS Phạm Duy Nghĩa nói: Quan hệ chứ không phải hợp đồng xác định nguyên tắc trò chơi trong các dự án PPP.

“Nếu một dự án làm cho một thành phố 3-4 km đường mà đổi lấy một hòn đảo, rồi phát triển, khai thác thương mại hòn đảo đó thì rủi ro cho nhà đầu tư (NĐT) không hề lớn lắm. Hợp đồng PPP có khi bản chất là một giao dịch giữa gia đình A với gia đình B, đổi hạ tầng lấy quyền phát triển một lô đất. Như vậy thì hợp đồng cũng không cần phức tạp”, TS Nghĩa phân tích.

Theo ông, nếu NĐT thông minh hơn thì chả bao giờ xây dựng, chỉ cần lấy được dự án rồi bán luôn cũng có lãi. Người mua lại dự án mới phải chịu rủi ro nhiều hơn. Nếu tính hợp tác giữa các bên, thường là nhà nước với DN, là rất cao thì hợp đồng PPP cũng không cần rắc rối. “Tôi đã thấy những hợp đồng giá trị rất lớn trên đất nước này nhưng được thiết kế rất sơ sài. Bởi vì ẩn sau các hợp là cam kết của các dòng họ, các gia đình. Những quan hệ ấy xác định nguyên tắc cuộc chơi chứ không phải hợp đồng”, TS Nghĩa cho hay.

Mặt khác, theo TS Nghĩa, ý nghĩa của hợp đồng PPP còn phụ thuộc vào niềm tin giữa các chủ thể. Đặc biệt là chủ thể lãnh đạo và doanh nghiệp. “Nếu vừa ký hợp đồng mà anh em lãnh đạo mới bắt đầu nhiệm kỳ, thời gian còn 4-5 năm nữa, NĐT cũng thoát khỏi hợp đồng trong vài ba năm nữa thì không cần đầu tư quá nhiều cho các luật sư”, TS Nghĩa phân tích.

Vai trò của các Luật sư, theo TS Nghĩa, khi đó không phải là người nghĩ ra luật chơi. Mà suy cho cùng luật sư là người diễn dịch luật chơi hay ý tưởng kinh doanh của các NĐT và giới chức chính quyền.

Ai tác động hợp đồng PPP?

Có những nguyên tắc như “”hợp đồng là luật phải thi hành”, TS Nghĩa nói điều đó chỉ có trong giảng đường. “Hợp đồng trong bối cảnh PPP vô cùng rắc rối. Bởi hợp đồng PPP như trong BOT giao thông là phải thu từng đồng tiền lẻ của người đi ô-tô, xe máy trong khi phải bỏ ra hàng triệu USD để đầu tư. Nếu luật pháp biến đổi, dòng tiền biến ảo thì rủi ro vô cùng nhiều”, TS Nghĩa khẳng định.

Về bản chất, hợp đồng PPP không thể là khế ước ràng buộc lâu dài bản chất là cuộc chơi. Nó phải là một “ma trận” nơi hợp đồng PPP được thiết kế thông minh nhất. Tức là phải lắng nghe được tiếng nói của những ai tham gia trò chơi. Hợp đồng PPP phải là kịch bản để ứng xử một cách linh hoạt nhằm đảm bảo lợi ích tương đối hài hòa giữa các bên.

Hội thảo về hợp đồng PPP và các rủi ro do VIAC tổ chức thu hút nhiều chuyên gia đến từ Hàn Quốc tham dự. Tại hội thảo, nhiều kinh nghiệp thực hiện hợp đồng PPP tại Hàn Quốc cũng được chia sẻ.

Theo TS Nghĩa, những nhân tố tác động đến PPP hết sức đa dạng. “Giới chức là một pháp nhân trong PPP, nhà nước là một đối tác. Nhưng nhà nước là ai? Bộ GTVT, hay chính quyền địa phương? Có những “lực lượng” tuy không có dấu quốc huy nhưng có ảnh hưởng lớn. Rồi giới tinh hoa, DN dẫn dắt. Trong DN thì có DN thuần Việt, nhưng chưa chắc DN thuần Việt đã bằng những DN có áo khoác nước ngoài”, TS Nghĩa nói và cho rằng: việc có những DN liên kết với đối tác nước ngoài cũng là một cách dùng luật nước ngoài để bảo vệ tài sản tốt hơn dựa vào cam kết của nhà nước này đối với các nước khác.

“Vì vậy, quốc tế hóa NĐT nước ngoài vào tiến tình này là chiến lược bảo vệ tài sản của giới giàu có ở VN”, TS Nghĩa nhận định.

Trong phát biểu của mình, TS Nghĩa cũng đề cập đến việc người dân đã biết vận dụng tốt hơn quyền của mình dựa trên những “công cụ” như smart phone và quyền tiếp cận thông tin. “Các hợp đồng BOT trước đây đóng dấu mật cho đến một lúc dân chúng mới “ngạc nhiên chưa”. Người dân càng hiểu biết thì sẽ nhận ra rằng PPP như tài chính công mà dân chúng phải được biết. Đến lúc người dân đòi hỏi chính đáng quyền được biết”, TS Nghĩa nói.

Nhận định rằng: luật pháp hiện nay của Việt Nam cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của PPP, nhưng TS Nghĩa cho rằng: “Cái đáng sợ ở Việt Nam không phải là luật mà là các yêu cầu hành chính. Những yêu cầu này làm cho chi phí tuân thủ, giao dịch tăng lên khiến dự án PPP có thể rủi ro hoặc dừng”.

Về các “kênh” giải quyết tranh chấp trong hợp đồng PPP, TS Nghĩa sau khi lược khái những kênh chính thức, “phi chính thức” thì nói rằng: “Bản chất của các tranh chấp liên quan tới ba bên trong các dự án PPP. Các thiết chế giải quyết tranh chấp phải linh hoạt, mang tính giải pháp hơn là tính chất phán quyết của tòa án. Trọng tài có thể là trung gian hòa giải có giá trị”.

Các dự án PPP là những dự án dài hơi. Có thể do thay đổi hoàn cảnh, pháp luật mà có những rủi ro. Bộ Tư pháp và Bộ GTVT từng phối hợp xem xét một dự án BOT xây dựng đường cao tốc ở miền Nam. Dự án này, hợp đồng đã ký nhưng sau đó có sự chuyển biến về lãi suất. Những rắc rối chưa giải quyết được và hiện nay gần như dự án này ngừng thi công.

Bởi vậy, để phòng ngừa tranh chấp trong các hợp đồng PPP thì cần phải tiến hành ngay từ giai đoạn đàm phán dựa trên nguyên tắc “win-win”, cả hai bên đều có lợi. Cũng cần phải thiết kế các cơ chế hợp tác trong tương lai khi có sự thay đổi pháp luật, hoàn cảnh. Trong giai đoạn thực hiện thì cách tốt nhất là thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng. Tuy vậy, hợp đồng PPP vì thực hiện trong thời gian dài nên có những thay đổi về hoàn cảnh không thể kiểm soát được.

Bà Đoàn Thanh Huyền, Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp

 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

Giá vé máy bay tăng cao, du lịch gặp khó

(PLO)- Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển.

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

Kon Tum liên tục xảy ra động đất

(PLO)- Từ ngày 16-3 đến nay, chỉ trong ba ngày, khu vực huyện Kon Plong đã xảy ra 12 trận động đất với độ lớn từ 2.6 đến 3.9 độ richter.

TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng một số dự án khác nhanh như vành đai 3

TP.HCM muốn giải phóng mặt bằng một số dự án khác nhanh như vành đai 3

(PLO)- Nhằm áp dụng rộng rãi cho các dự án trọng điểm đang được thực hiện tại TP.HCM, UBND TP đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến hướng dẫn việc thực hiện một số công việc trong quá trình chuẩn bị dự án, GPMB tương tự cơ chế như đã thực hiện với dự án đường vành đai 3.