Lịch sử và hư cấu

Bộ phim này dự định trình chiếu vào dịp kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long nhưng đã bị hoãn chiếu do bị phản đối mãnh liệt, cho rằng đó là một sản phẩm tiếp tay cho đối tác Trung Quốc “Hán hóa” một sản phẩm văn hóa của Việt Nam.

Trả lời những ý kiến thắc mắc, đối tác phía Việt Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành Trịnh Văn Sơn lý giải rằng một phần do có những cái Việt Nam không làm được phải làm ở Trung Quốc, phần khác là do quan điểm làm nghệ thuật. Ông nói:“Mình hội nhập quốc tế rồi. Điện ảnh là phương tiện để chúng ta giao lưu, hội nhập thì đây là vấn đề thương hiệu quốc gia. Bộ phim này nếu phát sóng ở nước ngoài thì phải để người ta thấy cha ông mình như thế nào chứ không thể để bối cảnh lụp xụp được”.

Cần nói ngay rằng quan niệm về “chân thực lịch sử” trong các tác phẩm nghệ thuật, trong việc tái hiện những sự kiện, biến cố lịch sử lớn lao của một dân tộc vẫn là vấn đề cần những chuyên gia trong ngành mổ xẻ, thảo luận và bàn bạc cho rốt ráo. Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế là một tác phẩm khi ra đời sẽ phải chịu sự phán xét của công chúng. Quan điểm nghệ thuật, tạm thời miễn bàn là đúng hay sai, chưa đủ và chưa phải là sự bảo chứng cho sự tiếp nhận của quần chúng.

Trong những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến tâm thức thiêng liêng của người dân như tình cảm ái quốc, tự hào dân tộc, không thể sáng tạo nghệ thuật mà bỏ qua yếu tố hiệu ứng xã hội. Ðấy là chưa kể dù hoành tráng và đẹp đẽ đến mấy nhưng nếu không mang tính dân tộc, một tác phẩm mang tính lịch sử liệu có khả năng thành công trong giao lưu, hội nhập quốc tế để trở thành “thương hiệu quốc gia” nếu có thể dễ dàng lẫn nó với hằng hà sa số những tác phẩm cùng đề tài “giả trang” của nước khác?

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm