Chức năng của tạng thận trong Đông y rất phong phú, ngoài việc bài tiết nước tiểu, nó còn liên quan đến việc sinh tủy, sinh xương, đến sinh dục và một số chức năng nội tiết khác. Bệnh của tạng thận phần nhiều thuộc chứng hư, được chia làm hai thể cơ bản là thận dương hư và thận âm hư.
Ngẩu pín có tác dụng chữa chứng thận dương hư; Những người bị thận âm hư (cơ thể gầy khô, hay có cảm giác nóng hâm hấp về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực bức bối không yên, họng khô, miệng khát, ra mồ hôi trộm; Hay ù tai, hoa mắt, chóng mặt; Tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo) không được dùng. Việc lạm dụng hoặc dùng không đúng có thể khiến cơ di tinh, liệt dương.
Hơn nữa, với những người này, dương đang vượng, dùng ngẩu pín tức là làm cho dương càng vượng, khiến âm đã hư càng hư và như vậy là làm cho các bệnh lý vốn có thuộc về âm hư như cao huyết áp, viêm gan... càng nặng thêm.
|
Việc lạm dụng hoặc dùng không đúng có thể khiến cơ di tinh, liệt dương. |
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chưa có công trình khoa học nào chứng tỏ các chất chứa trong "của quý" của các loài có tác dụng "tăng cường âm sự, dương sự".
Bộ phận này thực chất là một hệ cơ, gân, mạch máu, hệt như các bộ phận khác trong cơ thể, chỉ khác ở cơ chế hoạt động mà thôi. Ngẩu pín là loại có chứa nhiều cholesterol vì vậy, ăn nhiều không tốt cho cơ thể nhất là đối với những người béo, bị bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Đây là loại thực phẩm dễ bị ôi thiu hư hỏng vì vậy cần hết sức chú ý trong khâu bảo quản và chế biến. Nhiều nơi để làm trắng và tăng độ giòn thu hút thực khách, đã cho hàn the khi chế biến, vì vậy, khi ăn cần cẩn thận kẻo lợi bất cập hại.
Theo Nhật Hà (KH&ĐS)