Những ngày này sàn đấu quyền Anh đã vào cuộc ở SEA Games 29. Ở các hạng cân nam, người hâm mộ không còn thấy những chiếc mặt nạ bảo vệ võ sĩ nữa. Quyền Anh SEA Games đang mở ra sân chơi cho võ sĩ chuyên nghiệp.
Thực chất thì trào lưu này cả Olympic còn phải đi sau SEA Games nữa đó.
Quyền Anh Olympic chỉ "lột mặt nạ" bảo vệ từ Olympic Rio năm ngoái.
Trước thềm Olympic Rio 2016 ở Brazil thì đã nảy ra những cuộc họp, những cuộc tranh luận về việc chuyên nghiệp hóa môn quyền Anh ở Olympic. Và cuối cùng môn này đã dành cho sân chơi chuyên nghiệp từ Olympic Rio.
Nguồn gốc sâu xa của trào lưu Olympic là sân chơi của thể thao nghiệp dư. Tuy nhiên ngày nay trào lưu này đã nhạt nhòa. Tất cả các môn đều là sân chơi của VĐV chuyên nghiệp.
Để có nhiều tiền tổ chức thì phải có tài trợ khủng, tài trợ nhảy vào thì họ muốn sân chơi hấp dẫn hơn, gay cấn hơn và tính cạnh tranh cao hơn để thu hút người hâm mộ đến. Lý do trần trụi của trào lưu Olympic vốn nguyên gốc là sân chơi nghiệp dư bỗng chuyên nghiệp hết là thế.
Võ sĩ Võ Văn Quế (găng xanh) gặp Adli Hafidz của Malaysia (81kg) tại SEA Games 29
Với quyền Anh thì đây là môn chậm chuyên nghiệp nhất. Trước Olympic Rio 2016, nhiều cuộc họp của IOC, tranh luận cuối cùng đi đến kết luận “chuyên nghiệp hóa sân chơi chơi quyền Anh Olympic”. Tuy nhiên Olympic Rio chỉ thu hút vài tay đấm chuyên nghiệp chưa nổi danh mà thôi.
Tuy nhiên với SEA Games thì từ SEA Games 27, tức năm 2013 tại Myamar thì sân chơi quyền Anh đã vứt bỏ mặt nạ (chỉ nam mà thôi, còn nữ thì vẫn đeo mặt nạ bảo vệ) và cho phép các võ sĩ chuyên nghiệp tham dự. Tuy nhiên ở Đông Nam Á hai quốc gia có quyền Anh mạnh nhất là Philippines và Thái Lan họ không cử VĐV chuyên nghiệp tranh tài.
Hầu hết các tay đấm quyền Anh chuyên nghiệp đã thành danh hầu như không tham dự sân chơi Olympic, Asiad, hay SEA Games (dạng đại hội thể thao) vì cảm thấy đó là sân chơi…nhẹ nhàng. Không nên vào đó để tranh huy chương với những VĐV chưa chuyên nghiệp. Tuy nhiên những tay đấm huyền thoại thế giới chuẩn bị bước vào chuyên nghiệp thì đều trải qua sân chơi nghiệp dư như Vladimir Klitchko, Holyfield, Ali Mohamad…
Tại SEA Games này quyền Anh nam cũng đã “lột mặt nạ” bảo vệ, nó đang hướng đến sân chơi chuyên nghiệp như những môn khác.