Nhiều trường hợp việc thi hành quyết định trả tài sản của tòa đã khiến cơ quan thi hành án phải dở khóc dở cười...
Trước đây, xử vụ Bùi Thanh Chương phạm tội chứa mại dâm, TAND tỉnh Quảng Ninh đã nhận định: “… Sau khi bị công an kiểm tra bắt quả tang, thu giữ tại chỗ một bao cao su OK đã sử dụng. Khám xét nhà Chương, công an thu giữ 40 bao cao su OK chưa sử dụng và 100.000 đồng là tiền mua dâm của khách”...
Tuyên trả… bao cao su
Trong phần quyết định của bản án, tòa này đã tuyên tịch thu sung công 100.000 đồng nhưng trả lại cho vợ của Chương một giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và… 40 bao cao su OK. Theo tòa, sở dĩ phải trả lại số tài sản này là vì 40 bao cao su đó vợ bị cáo được trạm y tế phát để thực hiện việc kế hoạch hóa gia đình, không liên quan đến hành vi phạm tội của Chương. Theo quy định, tòa không có quyền xử lý nào khác ngoài việc tuyên trả lại cho chủ sở hữu là vợ của Chương.
Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Thi hành án tỉnh Quảng Ninh đã tống đạt quyết định thi hành án. Hơn một năm sau, đương sự đến nhận tài sản. Do nhà cách trung tâm tỉnh khá xa nên đương sự phải mất một ngày ròng đi xe đò mới đến nơi. Theo đương sự này, nội tiền mua vé xe từ nhà lên cơ quan thi hành án và ngược lại đã gấp khoảng bốn lần giá trị của 40 chiếc bao cao su OK trên. Đó là chưa kể hầu hết số lượng bao cao su đó đã không còn sử dụng được do bị… rách vỏ bao vì không được bảo quản tốt trong một thời gian cũng tương đối dài.
Một chấp hành viên có thâm niên làm việc hơn 20 năm tại TP.HCM kể rằng những vụ việc thật như đùa trên không phải là hiếm. Ông từng thi hành một bản án mà tòa tuyên trả cho đương sự một… đôi dép xốp cũ. Đương sự này lại ở cách trung tâm TP.HCM hơn 100 km nên cuối cùng không đến nhận tài sản, cũng không ủy quyền cho ai đến lấy khiến vụ việc thi hành án phải ách lại...
15 năm chưa trả được chiếc hộp quẹt
Rất nhiều vụ việc người liên quan đang bị giam giữ nên việc thi hành dứt điểm bản án gây nhiều khó khăn đối với cơ quan thi hành án.
Chẳng hạn trước đây, TAND quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) tuyên trả cho một bị cáo một máy điện thoại di động cũ và chiếc ví trị giá khoảng 10.000 đồng. Khi chi cục thi hành án quận này làm văn bản sang trại giam hỏi ý kiến thì nhận được bút phê của phạm nhân: “Tôi không ủy quyền cho ai vì chờ khi nào thụ án xong tôi sẽ trực tiếp đến lấy lại tài sản”. Khổ nỗi phạm nhân phải thụ án tới… bảy năm tù nên cơ quan thi hành án sẽ phải xếp hồ sơ, dài cổ ngồi chờ.
Tuyên trả bếp ga Ngày 20-1 mới đây, xử bị cáo Trần Thanh Lan phạm tội giết người, ngoài việc tiêu hủy một hộp quẹt, một chai nước nhựa, một cái ấm, TAND tỉnh Tây Ninh còn tuyên trả lại cho bị cáo một bếp ga hiệu Rinnai. Bị cáo Lan và chồng sống chung với nhau đã 14 năm và có một con chung nhưng thường hay cãi nhau. Một lần bị chồng sau khi uống rượu về tát vào mặt, Lan chờ chồng đi ngủ, lấy hơn một lít xăng tưới lên người chồng, châm lửa từ chiếc bếp ga đốt chết chồng rồi bỏ trốn. |
Cụ thể, khi chấp hành viên thông báo cho người thân của Thanh làm giấy ủy quyền để nhận tài sản thì họ không chịu làm vì giá trị tài sản quá nhỏ. Trong khi đó, sau khi thụ án xong, Thanh tiếp tục phạm tội mới và lại… ở tù. Đến thời điểm này, cơ quan thi hành án chưa biết Thanh đang thụ án ở trại giam nào. Chưa kể để biết được phạm nhân đang thụ án ở trại giam nào thì phải nhờ sự giúp đỡ của công an. Sau đó, cơ quan thi hành án phải xin phép cơ quan chủ quản trại giam mới được phép tiếp xúc. Nếu trại giam ở tỉnh xa mà phải cử chấp hành viên đi thì rất tốn kém so với giá trị tài sản phải thi hành. Đó là chưa tính đến chuyện phía trại giam không chịu hợp tác, hỗ trợ cơ quan thi hành án…
Có nên sửa quy định?
Theo quy định hiện hành, khi tòa tuyên trả những vật dụng dù giá trị rất nhỏ, không còn sử dụng nhưng thi hành án vẫn phải làm các bước xác minh nơi bị cáo đang cải tạo để hỏi ý kiến. Sau ba tháng từ ngày hỏi ý kiến mà đương sự không có ý kiến thì cơ quan thi hành án sẽ định giá tài sản đó để sung công. Nếu không còn giá trị sử dụng thì tiêu hủy, còn giá trị thì phải bán đấu giá, lấy số tiền đó gửi vào ngân hàng và năm năm sau mới có thể mới sung công.
Nhiều chấp hành viên đã than thở rằng quy định trên là máy móc, làm khó cho cơ quan thi hành án. Nếu không sửa lại các quy định cho hợp lý hơn thì lượng vụ việc thi hành án tồn đọng sẽ ngày càng trầm trọng. Theo các chấp hành viên này, những tài sản giá trị nhỏ hoặc sắp hết giá trị sử dụng… thì tòa được quyền tuyên tịch thu, tiêu hủy. Những tang, tài vật tuyên trả cho bị cáo nhưng đến lúc thi hành không còn giá trị sử dụng nữa thì cơ quan thi hành án cũng có quyền tiêu hủy.
Khó cho chấp hành viên Chúng ta cần đưa ra một giới hạn về thời hạn nhất định để việc trả tài sản cho bị cáo để đạt hiệu quả. Cần quy định rằng nếu trong một khoảng thời gian nào đó mà người được nhận tài sản không đến nhận hoặc không ủy quyền cho người nhà nhận thì cần thiết phải sung công hoặc tiêu hủy nếu không còn giá trị sử dụng. Nếu không làm như vậy thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho các chấp hành viên và lượng án tồn đọng cứ còn kéo dài mãi, không bao giờ giải quyết xong. Ông ĐỖ MẠNH THỦY, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quận 5, TP.HCM Nên quy định thoáng hơn Theo Điều 55 Luật Thi hành án, chỉ được ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án địa phương nơi người phải thi hành án cư trú. Cho nên trong trường hợp người được nhận tài sản nhưng không phải là người phải thi hành án thì không thể ủy thác được. Vì giá trị tài sản quá nhỏ nên người được nhận lại tài sản cũng không muốn mất công đi lấy thì cơ quan thi hành án phải cử cán bộ trực tiếp đi tìm người này để trả lại. Như vậy sẽ rất mất công và tốn rất nhiều ngân sách của nhà nước. Ông LÊ HỮU HÒA, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án quận 10, TP.HCM Thích thi hành án theo yêu cầu hơn Thú thật là chúng tôi thích thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự hơn là thi hành án chủ động vì thực tế đã có rất nhiều hồ sơ bị kẹt cứng kéo dài. Khi ấy chắc chắn chúng tôi sẽ không hoàn thành nhiệm vụ và từ đó ảnh hưởng đến thi đua. Một chấp hành viên ở TP Hà Nội |
THANH TÙNG - TIẾN HIỂU