không thấy có đứt gãy nào chạy ngang hay dọc qua đập thủy điện Sông Tranh 2 như kết luận trước đây của các nhà khoa học. Thay vào đó, có một hệ thống đứt gãy đang hoạt động theo phương Bắc-Nam, nằm trong lòng hồ chứa, phía trước đập chính. Đây là nguyên nhân chính gây nên động đất kích thích thời gian qua” - ngày 7-11, TS Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Tài nguyên nước và Môi trường thuộc Liên hiệp Các hội KH&KT VN, Trưởng đoàn khảo sát, khẳng định.
Theo TS Túc, đoàn còn phát hiện một đới đứt gãy chạy theo hướng đông tây, song song với khu đập phụ, sát bờ phải đập chính. Ngoài ra, hai bên vai đập có phát hiện dòng thấm chảy qua gây sạt lở đất. Thủy điện Sông Tranh 2 cần có phương pháp xử lý dòng thấm này một cách triệt để. Đới đứt gãy cũng đã thấm nước và có dấu hiệu làm dịch chuyển bê tông.
TS Túc nhấn mạnh: “Những kết quả trên là phát hiện mới mà trước đây các nhà khoa học không tìm ra. Đó là nhờ đoàn đã dùng thiết bị với công nghệ bức xạ từ thứ cấp do TS Vũ Văn Bằng dày công nghiên cứu trong 10 năm và đã được kiểm định trong thực tiễn. Trong khi đó, trước nay các đoàn nghiên cứu động đất về Bắc Trà My chỉ đi bằng tay không, khảo sát bằng mắt thường nên mới dẫn đến sự hoài nghi của người dân”.
Theo GS-TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, trận động đất mạnh 4,6 độ Richter vào ngày 22-10 đã kết thúc giai đoạn tiền chấn. Bây giờ động đất tại Sông Tranh 2 đang chuyển sang giai đoạn dư chấn và sẽ giảm dần trong thời gian tới.
Không làm việc với chuyên gia về hưu? TS Túc thông tin: “Ngày 18-10, trước khi thực hiện đợt nghiên cứu, tôi liên lạc với ông Trần Văn Được, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, ông Được nói sẽ không làm việc với những người đã nghỉ hưu. Vì vậy, chúng tôi quyết định bỏ tiền túi để thực hiện cuộc khảo sát này. Giờ chúng tôi đã có kết luận và sẽ gửi kết quả nghiên cứu cho Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị liên quan”. |
LÊ PHI