Mua đất đóng băng…

Cũng liên quan đến chuyện bất động sản, một ông bầu trong nhóm ba ông bầu ở Sài Gòn FC đã mua đội bóng không phải bằng tiền mà bằng quỹ đất vàng ở quận 2 trị giá đến gần 150 tỉ đồng nhưng giờ chót phần đất đấy bị trả lại vì ôm đất trong thời buổi đóng băng rất nguy hiểm.

Cũng đã có lúc giá trị các đội bóng được tính bằng bao nhiêu lô đất vàng hoặc có những trao đổi theo kiểu nếu ông bầu ôm đội bóng của tỉnh, của TP thì được giao quỹ đất vàng từ 20 đến 30 năm.

Đấy là lý do nhiều cầu thủ bây giờ đá bóng cứ ngó sang hầu bao và những lô đất của các ông bầu rồi thấp thỏm lo đất cứ đóng băng thì đội bóng tồn tại bao lâu. Xa hơn có không ít nhà làm bóng đá nhìn ra được vào một thời điểm nào đó bong bóng sẽ vỡ khi nhiều ông bầu đồng loạt báo lỗ hay thiếu nợ ngân hàng

2. Hồi ông Lê Bửu còn làm giám đốc Sở TDTT TP.HCM rồi chuyển lên làm tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, ông rất gay gắt với việc đất của ngành thể thao bị “bán” hoặc cho thuê làm quán nhậu để kinh doanh lấy lãi…

Ông Bửu từng cắt chức thẳng thừng cán bộ lấy mặt tiền cái sân bóng năng khiếu làm quán nhậu và ông mắng rất thậm tệ những nhà quản lý mỗi khi đến khu tập luyện mà nghe tiếng dzô… dzô… thật to.

Tương tự, ở các trường học thì sân chơi cho học sinh ngày càng thu hẹp để sử dụng vào những mục đích kinh doanh. Trong khi đó, sân bóng tốt được xây thật tốn kém thì nhiều khi lại ưu tiên cho các đại gia bỏ tiền ra thuê sân, còn cầu thủ năng khiếu thì phải tập ở sân… ruộng lởm chởm.

3. Ngày Thể thao Việt Nam, giảng viên Trường ĐH TDTT Thủ Đức Đoàn Minh Xương từng tâm sự: “Là một thầy giáo, là người của ngành thể thao, điều tôi ước trong ngày tổ là làm sao có thật nhiều sân bãi cho học sinh được tập luyện và phát triển. Tôi thương các học sinh ở Việt Nam ở chỗ các em gần như không có sân chơi khi đất cho thể thao, cho rèn luyện thân thể ngày càng bị thu hẹp lại. Chẳng bù cho chuyến khảo sát các nước Đông Nam Á mà có lần tôi tham dự thì trường nào của họ cũng có sân bãi rộng rãi và đấy là ưu tiên của chính phủ cho giáo dục và cho phát triển thể chất. Với ta thì cầu thủ chuyên nghiệp còn phải đi thuê cái sân và trường học có đất nào thơm đều bị “bán” hoặc cho thuê hết thì lấy gì các em phát triển thể chất…”. Và ông Xương nói thẳng rằng nếu có điều ước thì ông ước ngành thể thao mua lại hết đất đóng băng của các ông bầu, của các đại gia và đầu tư vào việc xây sân bãi để học sinh và người tập luyện ở Việt Nam có nhiều chỗ để rèn luyện thân thể.

Hồi đất nước còn nhiều khó khăn, một lãnh đạo cấp cao từng xác định xây một nhà thi đấu, một sân bãi tập luyện thì tương lai sẽ bớt phải xây nhiều bệnh viện. Còn bây giờ thì đất tập thì ngày càng thu hẹp trong khi bệnh viện thì quá tải.

NGUYỄN NGUYÊN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm