Philippines, Trung Quốc cam kết dùng ngoại giao giải quyết tranh chấp Biển Đông

(PLO)- Trong cuộc hội đàm diễn ra tại Manila, các quan chức Trung Quốc và Philippines đã cam kết sử dụng ngoại giao để giải quyết những vấn đề trên Biển Đông.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 24-3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro và người đồng cấp Trung Quốc (TQ) - ông Tôn Vệ Đông đã có cuộc gặp tại Manila (Philippines) nhằm thảo luận các vấn đề ở Biển Đông. Tại đây, quan chức hai nước đã cam kết sử dụng ngoại giao để giải quyết những khác biệt ở Biển Đông trong hoà bình, hãng Reuters đưa tin.

Cuộc hội đàm giữa hai nhà ngoại giao Philippines và TQ là cuộc gặp đầu tiên giữa họ kể từ trước đại dịch COVID-19, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước ở Biển Đông ngày càng gia tăng.

Cái bắt tay giữa Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro (trái) và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông tại cuộc hội đàm ngày 24-3 tại Manila (Philippines). Ảnh: REUTERS
Cái bắt tay giữa Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro (trái) và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông tại cuộc hội đàm ngày 24-3 tại Manila (Philippines). Ảnh: REUTERS

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro nói: “Lãnh đạo cả hai nước đã thống nhất rằng các vấn đề hàng hải nên được giải quyết thông qua ngoại giao và đối thoại chứ không phải là thông qua ép buộc và đe dọa”.

Bà Lazaro cũng nhắc lại thoả thuận giữa Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong chuyến công du của ông Marcos đến Bắc Kinh hồitháng 1. Theo thoả thuận, lãnh đạo hai nước cam kết sẽ giải quyết vấn đề xung đột về lãnh thổ "một cách thân thiện", đồng thời cũng sẽ tăng cường quan hệ kinh tế và các khía cạnh khác, hãng AP đưa tin.

Thứ trưởng Ngoại giao TQ Tôn Vệ Đông cũng cho rằng hai nước không nên bỏ qua tầm quan trọng của vấn đề Biển Đông trong mối quan hệ Philippines - TQ.

Sau chuyến công du của ông Tôn đến Manila, Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố hai bên đã nhất trí "trong việc quản lý và kiểm soát những vấn đề khác biệt", đồng thời nhấn mạnh nếu có những trường hợp khẩn cấp trên biển thì hai bên sẽ xử lý hợp lý "thông qua tham vấn hữu nghị".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm